Chuyên gia “mách nước” cho Bộ GD-ĐT giải pháp chống gian lận thi cử
Trên mạng xã hội, ông Bùi Việt Hà một người từng làm công tác giảng dạy đóng góp ý kiến về công tác thi cử hiện nay, đặc biệt là chống gian lận thi cử
- 25-07-2018Hai kẽ hở khiến cán bộ ở Hà Giang, Sơn La gian lận điểm thi chưa từng có trong lịch sử giáo dục
- 24-07-2018Trưởng phòng khảo thí gian lận điểm thi vừa bị bắt ở Hà Giang là ai?
- 22-07-2018Vụ gian lận điểm thi Hà Giang: Người thứ 2 sau ông Vũ Trọng Lương có vào “tầm ngắm”?
- 19-07-2018Bê bối gian lận điểm thi: “Ông Lương đã làm ở quy mô công nghiệp"
Những bê bối liên quan đến sai phạm trong thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ở Sơn La, Hà Giang cho thấy những lỗ hổng trong công tác điều hành thi, chấm thi...
Nhà giáo Bùi Việt Hà đưa ra góp ý cho quy trình và chương trình chấm thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT cho các năm sau (nếu vẫn giữ kiểu thi như năm nay). Mục đích chính là chống gian lận theo cách hiệu quả nhất có thể.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia. (ảnh minh họa).
1. Góp ý chung.
Cần rà soát và thay đổi ở cả 4 khâu (giai đoạn) chính của kỳ thi:
A. Coi thi.
B. Bảo quản bài thi.
C. Chấm thi.
D. Công bố đáp án và điểm thi.
Ngoài ra cũng cần thay đổi mô hình tổ chức thi.
2. Đề nghị quan trọng nhất
2.1. Cần chuyển toàn bộ khâu chấm thi về Bộ. Bộ có thể thành lập 1 Trung tâm CNTT riêng để thực hiện công việc này. Có thể chỉ tổ chức 1 Trung tâm hoặc có thể 3 Trung tâm ví dụ đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Việc thành lập các Trung tâm chấm thi này không quá tốn kém.
2.2. Về tổ chức chấm thi có thể có 2 phương án sau:
Phương án 1: Các hội đồng thi thực hiện công việc scan bài làm của học sinh và nhận dạng sơ bộ bài làm, sau đó chuyển tất cả về Bộ xử lý.
Phương án 2: Chuyển tất cả về Bộ xử lý ngay. Các hội đồng thi không thực hiện bất cứ công việc gì sau coi thi.
3. Các đề nghị cụ thể hơn theo các bước, giai đoạn đã nói trong mục 1
A.Coi thi:
- Các hội đồng thi vẫn có thể theo các cụm trường và khu vực như hiện nay nhưng tuyệt đối không để các địa phương tự điều hành, không để cho các giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh làm chủ tịch hội đồng như hiện nay.
Chủ tịch hội đồng phải là người của các trường đại học hoặc của của Bộ GD-ĐT đảm nhiệm. Các địa phương chỉ có chức năng phối hợp, có thể làm phó chủ tịch hội đồng.
- Nên bỏ hoàn toàn các hội đồng thi địa phương (nếu có) như hiện nay.
- Mỗi phòng thi cần có nhiều đại diện tham gia giám sát, ví dụ: địa phương, đại học, Bộ GD-ĐT, Công an.
- Khi làm bài xong, lập tức niêm phong kẹp chì và giao Công an giám sát 24/24h.
B.Bảo quản bài thi:
- Nên giao cho Công an giám sát 24/24h.
- Trường hợp Phương án 1: các hội đồng thi thực hiện sơ bộ scan bài thi. Toàn bộ thời gian thực hiện công việc này cần có mặt các đại diện như Công an, Bộ GD-ĐT giám sát từ đầu đến cuối, cho đến khi xong công việc, bàn giao các dữ liệu (CD) và bài thi cho Công an và gửi về Bộ.
- Trường hợp Phương án 2: Công an có nhiệm vụ áp tải bài thi về Bộ (về TT xử lý thông tin và chấm thi).
C. Chấm thi:
Việc chấm thi sẽ qua các bước sau.
Cách 1: Scan bài làm.
- Scan bài làm của học sinh. Mỗi bài làm sẽ scan thành 1 tệp ảnh. Các tệp này phải được ghi ra CD0 và niêm phong, gửi về cho Bộ bản mềm và các CD0 này. Chú ý: các tệp này cũng được mã hóa để các phần mềm xử lý ảnh thông thường không xem được.
- Một số ý kiến cho rằng nên làm "phách". Có thể nghiên cứu làm phách điện tử, Ngay sau khi scan lần 0 (CD0), chương trình sẽ gắn phách điện tử lên 2 phần của tệp ảnh này.
Cách 2: Nhận dạng ảnh bài làm. Bước sơ bộ.
- Bước sơ bộ sẽ bao gồm 2 giai đoạn:
(1) Nhận dạng phần thông tin chung của HS. Khi thực hiện bước này, toàn bộ thông tin bài làm phía dưới của HS sẽ bị che lấp đi. Người thao tác trên máy tính sẽ chỉ nhìn thấy phần phía trên để tiến hành nhận dạng và sửa lỗi nếu có.
Xong phần này sẽ lưu CD1-1 để niêm phong, gửi về Bộ.
(2) Nhận dạng phần thông tin bài làm của HS. Khi thực hiện bước này, toàn bộ thông tin chung phía trên của HS sẽ bị che lấp đi. Người thao tác trên máy tính sẽ chỉ nhìn thấy phần phía dưới, phần bài làm để tiến hành nhận dạng và sửa lỗi nếu có.
Xong phần này sẽ lưu CD1-2 để niêm phong, gửi về Bộ.
Thông tin kết quả của C2 sẽ được gửi về Bộ thông qua gửi tệp vật lý hoặc truyền qua kênh bảo mật. Các tệp này được mã hóa trước khi xuất ra File.
Chú ý: với PAI thì bước SƠ BỘ này vẫn có thể làm ở các Hội đồng thi.
Cách 3: Phần chấm thi tự động.
- Kết quả đầu ra của bước cách 2 chính là đầu vào của chương trình chấm thi.
- Việc chấm thi phải được tiến hành tại Trung tâm xử lý của Bộ, hoặc tại 3 Trung tâm lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM.
Cách 4: Kết quả chấm thi sẽ được đưa trực tiếp lên cơ sở dữ liệu điểm thi của Bộ.
D. Công bố đáp án và điểm thi:
- Đáp án của đề thi không nên công bố ngay, mà sẽ công bố sau khi đã thực hiện xong bước cách 3.
- Nên có chế độ bảo mật xem điểm thi của thí sinh như những năm đầu tiên./.
VOV