Chuyên gia WB nói về ứng xử của Việt Nam trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Đông Á và Thái Bình Dương ngày 10-12 lưu ý căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có tạo ra những cơ hội ngắn hạn cho những quốc gia như Việt Nam.
- 09-12-2018Việt Nam dẫn đầu cuộc đua tăng trưởng trong ASEAN năm 2019 nhờ hưởng lợi chiến tranh thương mại
- 01-12-2018Chuyên gia Võ Trí Thành: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động 3 chiều đến Việt Nam
- 24-11-2018TS. Trần Đình Thiên: Chiến tranh thương mại khiến Việt Nam như đi trên dây
Tại buổi công bố báo cáo chủ đạo mới nhất cho khu vực, Đông Á phục hồi, định hướng một thế giới đang thay đổi do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng 10-12, các phóng viên nêu câu hỏi về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới Việt Nam trong năm tới khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn.
Buổi công bố báo cáo chủ đạo mới nhất cho khu vực, Đông Á phục hồi, định hướng một thế giới đang thay đổi do Ngân hàng Thế giới tổ chức sáng 10-12 nối đến nhiều đầu cầu trong khu vực
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Đông Á và Thái Bình Dương, ông Sudhir Shetty, cho biết mặc dù Báo cáo không phân tích về những "cú sốc" trước mắt mà dự báo cho cả thập kỷ tới, song ông cũng đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Sudhir Shetty, trong tình hình căng thẳng thương mại hiện nay, Đông Á và Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Theo định hướng hiện nay, có rất nhiều cơ hội và khả năng được hưởng lợi khi hội nhập. Hiện hãy nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ông lưu ý, khi công nghệ phát triển, hàm lượng dịch vụ ngày càng quan trọng, Ví dụ, như với chiếc điện thoại di động, giá trị không phải là ở một mình chiếc điện thoại mà là những dịch vụ được lồng ghép vào điện thoại, xoay quanh nó. Ý nghĩa với Việt Nam và các nước trong khu vực là cần có tiến triển trong việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có tạo ra những cơ hội ngắn hạn cho những quốc gia như Việt Nam khi có sự chuyển dịch thương mại. Tuy nhiên, trong trung hạn, khi thương mại toàn cầu, thương mại của Trung Quốc suy giảm, khả năng những bất định nổi lên trong khu vực, Việt Nam cần làm mọi cách để nâng cao năng lực, giải quyết nguy cơ về kinh tế để hội nhập toàn cầu và khu vực.
"Quan trọng là trong vài năm tới, Việt Nam cần hết sức tận dụng các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ta phải nhìn vào rào cản tăng trưởng của Việt Nam, nhìn vào sự bất cân đối giữa khu vực tư nhân trong nước và khu vực doanh nghiệp (DN) nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã cố gắng tạo sân chơi công bằng song cần tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là vấn đề tiếp cận đất đai và vốn. Bên cạnh đó, cần khắc phục sự phân biệt giữa DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN tư nhân trong nước, cần nỗi lực kết nối nhiều hơn nữa giữa DN FDI và DN tư nhân trong nước"- ông Sudhir Shetty lưu ý.
Báo cáo của WB nhận định khu vực Đông Á cần điều chỉnh mô hình phát triển đã rất thành công của mình - kết hợp giữa tăng trưởng hướng ngoại, phát triển vốn nhân lực, và quản trị kinh tế lành mạnh để đối phó với những thách thức nội tại và bên ngoài đang nảy sinh nếu muốn giữ vững mức phát triển như hiện nay. Cần thay đổi để thích ứng với công nghệ thay đổi, sự chững lại của tăng trưởng thương mại và sự thay đổi bối cảnh các quốc gia.
Theo đó, cần các ưu tiên chính sách trong 5 lĩnh vực chính: Thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế, xây dựng các kỹ năng, tăng cường hòa nhập, tăng cường thể chế nhà nước, hỗ trợ cho việc chuyển đổi sang tình trạng thu nhập cao.
Người lao động