Cô gái 27 tuổi đã bị bệnh của người già Parkinson: Tay chân run rẩy cả ngày lẫn đêm, không đi lại được suốt gần 10 năm
Những tưởng Parkinson là bệnh chỉ gặp ở người trung niên và cao tuổi nhưng thực tế, ngay cả người trẻ cũng có thể gặp phải. Câu chuyện của cô Limei (27 tuổi, Trung Quốc) chung sống với căn bệnh này gần 10 năm và cũng vì nó mà gia đình cô tan vỡ là một ví dụ.
- 10-04-20212 cái phúc lớn nhất của con người khi bước qua tuổi trung niên, trẻ không tích lũy về già sẽ hối hận
- 05-04-2021Những sai lầm nguy hiểm khi ăn cơm tối mà rất nhiều người Việt mắc phải, vô tình khiến sức khỏe bị "ăn mòn", đồng thời gây tăng cân và già nua
- 26-03-20219 thói quen hàng ngày khiến bạn già đi rất nhanh, đáng tiếc nhiều người mắc phải cả 9 việc
Khi ấy Limei đang là một cô tân sinh viên với thật nhiều ước mơ và hoài bão. Cuộc sống của cô đột nhiên thay đổi sau 1 lần bị cảm nặng và phát hiện mình mắc hội chứng Parkinson. Cụ thể, khi đang học tập trên giảng đường, Limei cảm thấy mệt mỏi, sốt cao đến mức phải xin nghỉ và được bạn bè đưa về ký túc xá.
Nghĩ là mình bị ốm thông thường, Limei mua thuốc và tự nghỉ ngơi vài ngày. Tuy nhiên, bệnh tình không hề thuyên giảm nên gia đình phải đưa cô trở về nhà để tiện cho việc truyền dịch, thăm khám bác sĩ.
Limei liên tục sốt cao, tay chân bắt đầu run rẩy 1 cách vô thức, toàn thân yếu ớt, thậm chí không thể cử động nổi. Khi được chẩn đoán mắc Parkinson cũng là lúc cô thậm chí không thể đi lại bình thường được nữa.
Limei tay chân run rẩy, không thể đi lại hay làm việc gì suốt gần 10 năm qua (Ảnh minh họa)
Những năm tháng sau đó đối với Limei chẳng khác nào địa ngục. Bất kể ngày hay đêm, cô lúc nào cũng run rẩy và yếu ớt. Đi hết từ bệnh viện này qua phòng khám khác, từ thuốc bắc đến châm cứu, Đông y, Tây y, mẹo dân gian tứ phương cũng không ngăn được sự đau đớn và bệnh tật hành hạ.
Từ 1 cô gái vui vẻ, hoạt bát, đầy ước mơ, Limei giờ đây gần như nằm bất động trên giường, không thể tự mình làm được bất cứ việc gì. Sau nhiều năm chữa trị, bệnh tình không thuyên giảm, nhưng cô bắt đầu học được cách chung sống và dùng thuốc để chống chọi với nó.
Năm 27 tuổi, hạnh phúc mỉm cười với Limei khi cô tìm được một nửa kia của mình, người ấy biết rõ tình trạng bệnh tật của cô và chấp nhận điều đó. 1 năm sau, Limei có thai. Đối với các gia đình khác, đó chắc chắn là một tin mừng nhưng với Limei, trái ngang thay ác mộng cũng cùng lúc ập tới.
Suốt thời gian mang thai, lo lắng ảnh hưởng tới con nên cô dừng uống thuốc, khiến cơ thể suy nhược, đau đớn, liên tục mất ngủ và run rẩy mất kiểm soát. Đến lúc sinh, Limei không thể sinh thường, cơ thể yếu ớt nên sinh mổ cũng vô cùng nguy hiểm. Cô phải chấp nhận rủi ro tính mạng, trải qua cơn thập tử nhất sinh mới có thể sinh con thành công.
Sau sinh nở, tình trạng của cô trở nên tệ hơn bao giờ hết, không 1 loại thuốc nào có thể kiểm soát được cơn run rẩy và đau đớn của cô. Thậm chí cô không thể cho con bú hay đơn giản chỉ là bế con của mình. Chồng cô cũng mất dần kiên nhẫn trước những ngày tháng vừa chăm con vừa chạy chữa cho vợ, cuộc hôn nhân vì thế mà đi đến hồi kết.
Đừng chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson khi ngủ!
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi (tuổi khởi phát bệnh trung bình từ 58 đến 60), xu hướng mắc bệnh tăng lên do tuổi thọ trung bình tăng. Trên thực tế, ngoài bệnh Parkinson còn nhiều bệnh nhân có biểu hiện giống bệnh Parkinson, người ta gọi là hội chứng Parkinson.
Theo tờ CCTV Finance của Trung Quốc, rất nhiều nghiên cứu cho thấy Parkinson đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh nhân nhỏ nhất thậm chí mới 2 tuổi. Bệnh này hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khởi phát chính xác, chỉ có thể xác định nguyên nhân trực tiếp thông qua các bệnh nhân đang điều trị.
Đó là:
- Thoái hóa thần kinh.
- Do nhiễm khuẩn (viêm não).
- Do nhiễm độc (trong đó có một số thuốc an thần kinh…).
- Do chấn thương.
- Do tổn thương mạch máu não (đột quỵ, đái tháo đường, vữa xơ mạch não, tăng huyết áp)...
Theo Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân số 8 Thành Đô (Trung Quốc), giai đoạn đầu người bệnh thường run tay chân, tê cứng tứ chi hoặc cử động không linh hoạt. Khi bệnh tiến triển, dần xuất hiện các triệu chứng đi đứng không vững, dễ bị ngã, hạn chế vận động, mỏi mắt, nói ngọng, khó nuốt… Đồng thời xuất hiện các triệu chứng không vận động như suy giảm khứu giác, tâm trạng bất ổn, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đi tiểu thường xuyên và táo bón khó chữa.
Trong đó, chứng rối loạn giấc ngủ được giới y học hiện nay coi trọng và được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson. Cụ thể:
- Người bệnh khi ngủ mắt luôn chuyển động.
- La hét, đấm đá như thể gặp ác mộng, có thể làm tổn thương bản thân hoặc người cùng giường, hoặc thậm chí ngã ra khỏi giường khi ngủ.
Đặc biệt, quá trình tiến triển của bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau, đến giai đoạn nặng nhất trung bình là 20 năm và đến nay chưa có thuốc chữa. Vì vậy, hãy luôn quan tâm đến sức khỏe, nếu có các biểu hiện như trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay!
Nguồn và ảnh: QQ, BV 108, BV ĐKQT Vinmec
Pháp luật và bạn đọc