MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu ngân hàng: Điểm sáng cuối năm?

24-08-2017 - 09:30 AM | Tài chính - ngân hàng

Theo các chuyên gia, Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua là tín hiệu tích cực đối với hệ thống ngân hàng. Đó là lý do hỗ trợ cổ phiếu hệ thống ngân hàng tăng tốt trong thời gian tới.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
290 bài viết

Kết thúc quý II/2016, các ngân hàng rầm rộ báo tin lãi lớn khiến cổ phiếu ngân hàng. Vietcombank (VCB) lợi nhuận trước thuế đạt 5.000 tỉ đồng (tăng 17,1% so với cùng kỳ), hoàn thành 54% kế hoạch cả năm (là 9.200 tỉ đồng). Giá cổ phiếu đã tăng 11% so với đầu năm. VietinBank (CTG) công bố lợi nhuận trước thuế tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 54% kế hoạch ĐHĐCĐ giao.

Sau “cuộc đổ bộ ầm ĩ” của cổ phiếu VPB trên sàn chứng khoán HOSE, trong quý III/2017, các nhà đầu tư tiếp tục ngóng chờ thông tin cổ phiếu của NH Bưu điện Liên Việt dự kiến niêm yết trên sàn UPCOM trong QIII/2017. Giá của LVB trên thị trường OTC ở mức 14.000 đồng/cổ phiếu.

Nhận định về tiềm năng cổ phiếu LVB, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho biết hiện tại tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này tiếp tục duy trì ở mức cao dựa trên nền tảng vững chắc về vốn. CAR tương đối cao (~13,2% cuối năm 2016) và thanh khoản dồi dào cho phép LPB tiếp tục đẩy mạnh tín dụng trong một vài năm tới. Lợi thế đặc biệt về mạng lưới với hơn 10.000 điểm giao dịch giúp NH vươn tới những thị trường tín dụng ngách như tín dụng nông nghiệp, tín dụng hưu trí,..

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm tích cực với LNTT tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. LNTT lũy kế đạt 910 tỉ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Tính đến 30/6/2017, tín dụng tăng 16% giúp thu nhập lãi thuần tăng mạnh 57% so với cùng kỳ. Đáng chú ý hoạt động đầu tư mang lại 303 tỉ đồng lợi nhuận trong khi nhà băng này ghi nhận khoản lỗ 116 tỉ đồng trong nửa đầu năm ngoái. Trong quý I/2017, NH cũng đã thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỉ lệ 4%.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu cho vay của LPB, xây dựng và BĐS đang chiếm tỉ trọng khá lớn với 32.563 tỉ đồng dư nợ (xấp xỉ 40%). Tỉ lệ cho vay xây dựng & BĐS của LPB là tương đối cao nếu so với các NH bán lẻ khác như ACB (6,5%), VPB (16,4%), thậm chí cao hơn Techcombank (23%) vốn là NH độc quyền cho vay mua nhà tại các dự án của một tập đoàn lớn.

Trong những năm gần đây, NH đã tăng cường cho vay khách hàng với tỉ trọng tăng dần từ 52% (2015) lên 55% (2016) và 64% thời điểm 30.6.2017. Các chuyên gia cho rằng LPB còn nhiều dư địa để đẩy mạnh tín dụng cũng như giảm bớt các khoản đầu tư. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản của LPB vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý. Thứ nhất, tỉ trọng cho vay xây dựng và BĐS đang chiếm tỉ trọng cao.

Thứ hai, ngoài TPCP, tổng khối lượng Trái phiếu mà NH đang nắm giữ là 19.434 tỉ, tương đương 13,7% tổng tài sản. Mặc dù NH không công bố cụ thể về các khoản đầu tư này song nhiều khả năng phần lớn các khoản TP này có liên quan đến mảng xây dựng và BĐS. Chẳng hạn như tháng 5.2017, NH công bố khoản đầu tư 500 tỉ đồng vào TP của Sacomreal. Qua đó, cơ cấu tài sản phần nào tăng rủi ro có liên quan đến xây dựng và BĐS. Chất lượng tài sản bắt đầu được cải thiện.

Triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng cuối năm 2017

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua cuối tháng 6 là vấn đề nóng trong 6 tháng đầu năm qua. Rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhờ Nghị quyết này như các khoản nợ xấu phải được mua bán theo cơ chế thị trường, đặc biệt cho phép các công ty định giá độc lập định giá nợ và tài sản thế chấp, cho phép phần chênh lệch so với sổ sách được phân bổ trong 10 năm, đặc biệt là phần tài sản đảm bảo được xử lý khá tích cực.

Trong khi đó, Toà án tối cao đã ban hành văn bản đầu tiên chỉ đạo các toà án địa phương tiến tới xử lý các văn bản liên quan đến nợ xấu. Chính phủ và NHNN cùng ban hành chỉ thị liên quan đến xử lý nợ xấu và hôm qua NHNN đã họp toàn ngành về việc triển khai nghị quyết như thế nào.

Theo TS Cấn Văn Lực, Nghị quyết của Quốc hội cũng có một số tiêu chuẩn về nợ xấu rõ ràng hơn. Đó là tín hiệu tích cực đối với hệ thống ngân hàng giúp cổ phiếu ngân hàng tăng tốt trong thời gian tới.

“Thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm kỳ vọng tăng tốt vì câu chuyện nợ xấu đang được xử lý. Việc có Nghị quyết là cơ hội rất lớn để xử lý triệt để câu chuyện nợ xấu vốn nhùng nhằng bao năm qua không được xử lý dứt điểm. Tôi tin tưởng rằng khi các bộ ngành vào cuộc xử lý rất quyết liệt thì sẽ có những kết quả tích cực, bản thân các ngân hàng cũng đang tiến hành rà soát phân loại nợ xấu”, TS Cấn Văn Lực cho biết.

Theo H.M

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên