Cơn điên của vàng tại Việt Nam đã trôi qua như thế nào?
Giá vàng vọt lên hàng triệu đồng chỉ trong 1 ngày và rồi lao dốc cũng chỉ một ngày sau đó khiến bao người phải thót tim, mất tiền, xuýt xoa tiếc nuối... Thế nhưng những hệ quả của cơn điên giá vàng đã từng xảy ra trong quá khứ giờ vẫn lặp lại.
- 08-07-2016Giá vàng "bốc hơi" nửa triệu sau đêm qua
- 08-07-2016Khi vàng không phải là… xăng dầu
- 08-07-2016Tan giấc mơ vàng: Ham lãi 100 triệu, lỗ thật 300 triệu
- 08-07-2016Giá vàng tăng đột biến do người đầu tư trong nước tự đẩy lên
- 08-07-2016Giá vàng lao dốc: Đầu tư theo đám đông trả giá
Những ngày gần đây, giá vàng trong nước liên tục tăng giá và đạt đỉnh vào ngày 6/7/2016, lên gần mức 40 triệu đồng/lượng. Đây là mức tăng cao nhất từ tháng 10/2014 đến nay. Yếu tố chính khiến giá vàng tăng “rực rỡ” chính là tác động tâm lý của thị trường sau khi có công bố Anh rút khỏi Liên minh châu Âu.
Sau sự kiện Brexit cho đến sáng ngày 5/7/2016, giá vàng trong nước vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vàng thế giới. Nhưng kể từ chiều ngày 5/7 đến 6/7, giá vàng trong nước có xu hướng tăng nhanh hơn giá vàng thế giới và sau đó là “vượt mặt”.
Đến ngày 6/7, giá vàng đại nhảy vọt khiến cho nhiều nhà đầu tư không chờ đợi nổi đành “đội mưa” đi mua vàng.
Một số cửa hàng vàng ghi nhận lượng khách đến giao dịch đã tăng lên 4 lần so với bình thường.
Trước sự “phi mã” của giá vàng, các cơ quan chức năng mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cho biết họ luôn theo sát và sẵn sàng các phương án cũng như nguồn lực để can thiệp khi cần thiết. Các chuyên gia về tài chính cũng cho rằng diễn biến trên chỉ là biến động nhất thời và cảnh báo nhà đầu tư nên cẩn trọng, tránh bị thua thiệt.
Và đúng như dự đoán, giá vàng ngày 7/7 đã có dấu hiệu “hạ sốt”, một số nhà đầu tư hốt hoảng đi mua vàng vào đúng thời điểm giá lên đỉnh đã mất 1 khoản dao động từ 2-4 triệu đồng/lượng, tuỳ vào thời gian giao dịch.
Trí Thức Trẻ