Cứ cố chấp giữ 3 kiểu suy nghĩ này thì chỉ có cách "đầu thai" mới mong giàu có, nhiều người nghèo thường rơi vào kiểu đầu tiên
Giữa người giàu và người nghèo, ngoài sự khác biệt về số phận, thì phần lớn đều có sự khác biệt trong suy nghĩ.
- 08-03-2021Giàu có bắt nguồn từ tư duy khác biệt: 5 kiểu suy nghĩ "đáng tiền" của người khôn ngoan
- 05-05-20205 kiểu người trước dịch đã nghèo, sau đại dịch này càng "rớt mồng tơi": Phải thay đổi ngay suy nghĩ, định hướng lại hành động, hóa giải được tương lai để tiền tài tự khắc tới!
Trên thế giới này, có rất nhiều người nghèo và rất ít người giàu. Nhưng phần lớn của cải nằm ở những người giàu có. Điều này có vẻ rất không công bằng.
Tại sao một số người có thể trở nên giàu có trong khi những người khác vẫn mãi nghèo nàn? Bởi vì họ có sự khác biệt trong tích lũy của gia đình hoặc xuất thân của gia đình. Sự thịnh vượng của một gia đình thường được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, cũng có một số ít người hoàn toàn dựa vào bản thân mình để thực hiện cuộc phản công đổi đời. Giữa người giàu và người nghèo, ngoài sự khác biệt về số phận, thì phần lớn đều có sự khác biệt trong suy nghĩ. Điều dễ thấy nhất, chính là người nghèo thường rơi vào những kiểu suy nghĩ như sau:
Tư duy tiết kiệm tiền
“Đổi tiền để lấy thời gian” là tư duy của nhiều người nghèo.
Ví dụ: Để tiết kiệm 2 đồng đi xe buýt mà chọn đi bộ 10 km.
Tuy nhiên, thời gian là vô cùng quý giá. Nhưng hầu hết những người nghèo đều sẵn sàng lãng phí thời gian quý báu như vậy.
Ví dụ: Bạn phải mất vài ngày để tự làm một công việc gì đó, nhưng nếu bạn bỏ ra một số tiền nhỏ và để một người chuyên nghiệp làm thay bạn thì có thể sẽ không mất nhiều thời gian.
Nhưng hầu hết chúng ta thà bỏ thời gian để tự giải quyết còn hơn là bỏ tiền ra để người khác làm thay mình.
Thực tế nếu tính ra chi phí thì rất không kinh tế. Tự nghỉ mấy ngày thì mất mấy ngày lương. Và để người khác làm, có thể còn không tốn đến một ngày lương của bạn. Bởi vì suy nghĩ tiết kiệm tiền bạc, nên có rất nhiều thời gian quý báu đã bị lãng phí trong cuộc đời.
Tất nhiên, điều tôi muốn nói không phải là chủ trương lạm dụng tiền. Mà là cần phải biết cân bằng giữa lợi ích và việc tiết kiệm thời gian. Thật không may, nhiều người trong chúng ta bỏ qua thời gian và thậm chí coi thời gian là thứ xa xỉ.
Ham lợi trước mắt
Thành thật mà nói, giữa IQ của người giàu và người nghèo không có sự cách biệt là bao. Nhưng xét về tâm lý thì có sự khác biệt rất lớn.
Khi người nghèo làm một việc gì đó để kiếm tiền liền, thì tâm lý đầu tiên của họ là làm ngay. Đối với những việc không chắc chắn, người nghèo ngại tốn thời gian và sức lực, muốn làm là sinh lời ngay.
Ví dụ: Nếu bạn nâng cấp trình độ học vấn của mình, lương của bạn có thể sẽ tăng lên một biên độ lớn sau 3 năm.
Về vấn đề này, nhiều người không muốn, một là mất quá nhiều thời gian, ba năm sau không biết mình sẽ như thế nào. Thứ hai là có nhiều người cảm thấy không chắc ăn và hàng loạt suy nghĩ chạy trong đầu: “Liệu bằng cấp mà chúng ta học còn thích hợp vào thời điểm đó”, hay “Thời buổi thay đổi, mọi thứ sẽ sớm thay đổi",... Vì vậy, hầu hết những người đó chọn cách từ bỏ.
Nhưng nếu có người nói rằng, chỉ cần giúp họ làm một ngày, làm xong họ sẽ cho bạn gấp 3 tiền lương hiện tại. Lúc này, hầu hết mọi người sẽ thực hiện ngay mà không cần đắn đo.
Tuy nhiên, trong đầu tư kinh doanh, trong nhiều trường hợp không thể thấy lợi nhuận ngay lập tức, và nó cũng đầy bất trắc. Vì vậy, ngay cả khi gặp một cơ hội tưởng như tốt đẹp, phần lớn mọi người vẫn chọn cách chờ đợi trong vô định hoặc từ bỏ.
Không muốn học hỏi, không muốn suy nghĩ, không muốn làm những công việc trí óc
Sau khi tan sở, nếu xem TV hoặc sử dụng Internet để giải trí thì hầu như ai cũng sẽ thích nó. Nhưng nếu TV hay Internet được sử dụng để học tập hoặc làm một số công việc trí óc thì mọi người đều không vui.
Người nghèo chỉ thích làm những việc được hướng dẫn sẵn, lười suy nghĩ, lười sáng tạo. Nếu như mọi việc không suôn sẻ, họ sẽ đổ lỗi cho người hướng dẫn họ làm, và không nghĩ đến lỗi cũng là do mình.
Về bản chất, người nghèo thích sự dễ dàng và theo đuổi sự dễ dàng. Nhưng trên thực tế, càng theo đuổi sự thoải mái, bạn càng khó đạt được những điều lớn lao và trở nên giàu có.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc