Cùng chung nỗi sợ mang tên Donald Trump, Nhật – Trung đang tiến lại gần nhau hơn
Khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức 6 năm trước, những người lạc quan nhất cũng không thể tin một ngày Trung Quốc trải thảm đỏ đón nhà lãnh đạo cứng rắn này của Nhật Bản.
- 23-10-2018Bank of America cảnh báo hiểm họa sau cú phục hồi mạnh nhất trong 2 năm của chứng khoán Trung Quốc
- 23-10-2018Lo bị thiệt, Trung Quốc cảnh báo Mỹ "nghĩ kỹ" trước khi rút khỏi Hiệp ước hạt nhân
- 23-10-2018Thành phố Canada "chìm" trong núi tiền khổng lồ từ Trung Quốc
- 22-10-2018Mỹ tuyên bố “không lo” chuyện kinh tế Trung Quốc giảm tốc
- 22-10-2018Trung Quốc chuẩn bị đưa cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, trị giá 20 tỷ USD vào sử dụng
Ông Abe có lẽ nên cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump vì điều này.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ đến Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 40 năm hiệp ước hòa bình và hữu nghị giữa hai cường quốc châu Á, vốn có lịch sử lâu đời với những xung đột và xâm lăng. Theo kế hoạch, ông Abe sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 26/10, mở ra cuộc gặp gỡ song phương đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản với Trung Quốc trong vòng 7 năm qua.
Mối quan hệ ấm lên từ từ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đột nhiên có đột phá khi bị Tổng thống Trump đưa vào tầm ngắm với các biện pháp hạn chế thương mại. Mặc dù liên minh Mỹ - Nhật Bản ảnh hưởng tới hầu hết các vấn đề địa chính trị trong khu vực nhưng Thủ tướng Abe vẫn chọn cách củng cố quan hệ kinh tế với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất. Về phần mình, ông Tập cũng nhìn thấy Nhật Bản như là một sự giảm thiểu rủi ro cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết: "Hợp tác kinh tế và thương mại đặt nền tảng cho sự tin tưởng chính trị lẫn nhau giữa Nhật bản và Trung Quốc".
Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, ông Abe mang theo một phái đoàn đông đảo các doanh nhân, lên tới 500 người. Ngoài những vấn đề giữa hai quốc gia, ông Abe và ông Tập sẽ thảo luận với nhau về chương trình hợp tác ở các nước thứ 3, giống như cam kết của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 5 vừa qua. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ xem xét để làm sống lại một phương pháp hoán đổi tiền tệ đã không còn hoạt động kể từ năm 2013 và tiến tới một thỏa thuận về các khoản vay khổng lồ giữa hai nước.
Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang thúc đẩy một quyết định cuối cùng về HIệp định kinh tế Toàn diện khu vực, một thỏa thuận thương mại có sự tham gia của 16 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng, tờ SCMP đưa tin Trung Quốc đang muốn tham gia vào Hiệp địch Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Nhật Bản đang dẫn đầu sau sự rút lui của Mỹ.
Những tiến triển trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản nằm ngoài suy đoán của những người lạc quan nhất. Khi trở lại làm Thủ tướng năm 2012, ông Abe đã quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, khiến căng thẳng leo thang. Đỉnh điểm là vụ việc tàu cảnh sát biển hai nước phun vòi rồng áp lực lớn vào nhau xung quanh quần đảo tranh chấp.
Tàu của hai nước vẫn tiếp tục truy đuổi lẫn nhau xung quanh khu vực. Thậm chí, Nhật Bản còn tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Nhật đã thống nhất thiết lập đường dây nóng để tránh các cuộc đụng độ ngoài ý muốn tại cuộc họp đầu tiên trong 3 năm qua.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Một quan chức chính phủ Nhật Bản khác thì nhấn mạnh sẽ không có cải thiện thực sự với Trung Quốc trừ khi căng thẳng trên biển Hoa Đông trở nên ổn định.