Cũng đọc sách như các tỷ phú nhưng không phải ai cũng thành công, sự khác biệt nằm ở 3 bí quyết: Level đọc của bạn đang đạt mức nào?
Các tỷ phú hàng đầu thế giới đều có thói quen đọc sách. Họ cũng chia sẻ rất nhiều tựa sách hữu ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, hiếm ai đọc sách giống họ mà có thể đạt được thành công như họ.
- 11-05-2022Sinh ra ở vạch đích nhưng con trai tỷ phú được cha dạy dỗ rất "ngược đời", sau này tự sáng lập đế chế tỷ đô
- 09-05-2022Cận cảnh ngôi nhà thuần gạch - ngói giữa làng cổ Hà Nội lên hẳn trang kiến trúc Mỹ: Rộng 410m2, không gian an yên như tìm về thuở thơ ấu
- 08-05-2022Dạy con từ thuở còn thơ, học 9 quy tắc “kỳ lạ” của cha mẹ Nhật để trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn, phát triển toàn diện
Đi từ "Đọc" đến "Học"
Hồ Thích là một nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng. Từ điển Mỹ Benét’s Readers Encyclopedia từng nhận định ông là một trong những học giả hiện đại lớn nhất của Trung Quốc thời bấy giờ.
Sở dĩ, danh tiếng Hồ Thích được phương Tây biết đến nhiều như vậy là nhờ những tác phẩm được viết bằng tiếng Anh của ông. Ít người biết rằng, người thầy dạy cho nhà văn Trung Quốc cách viết trôi chảy như vậy chính là một học giả họ Vương.
Vị học giả này chỉ tự rèn cách viết tiếng Anh theo phương pháp riêng của mình. Ông tự tìm một kiệt tác bằng tiếng Anh, đọc vài lần, dịch sang tiếng Trung, đợi một tuần sau rồi dịch ngược lại sang tiếng Anh từ chính bản tiếng Trung của mình. Trong quá trình dịch ngược đó, ông không tham khảo nguyên bản tiếng Anh. Đợi tới khi hoàn tất, ông mới đối chiếu với văn bản gốc để tìm ra những sai sót và bất cập của mình.
Thông qua việc thực hành lặp đi lặp lại như vậy, ông Vương đã có được nền tảng tiếng Anh vững chắc, đặt nền móng vững chắc cho việc giảng dạy và xuất bản những tác phẩm bằng tiếng Anh trong tương lai.
Trong thời đại mà công nghệ và thông tin còn kém phát triển, điều kiện học tập hạn chế đã buộc mọi người phải chuyển sang hình thức học sâu này.
Một trăm năm sau, xã hội của chúng ta đã có những thay đổi to lớn, loài người bước vào thời đại vật chất và thông tin dồi dào chưa từng có, đâu đâu cũng thấy những kiến thức mới lạ, thú vị, nhẹ nhàng và cô đọng. Người ta không còn phải lo không có kiến thức để học, chỉ sợ không có thời gian để hoàn thiện kiến thức.
Quả thật, ngày nay, ai cũng biết rằng: Trong sách chứa cả kho báu. Các tỷ phú, triệu phú hàng đầu thế giới đều cùng sở hữu thói quen đọc sách mỗi ngày. Họ cũng chia sẻ rất nhiều tựa sách hữu ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, hiếm ai đọc sách giống họ mà có thể đạt được thành công như họ.
Vậy điều khác biệt nằm ở đâu?
Câu trả lời chính là level "học sâu" của mỗi người.
Sự phát triển của thời đại mang tới một điều may mắn: Có rất nhiều cách để mọi người dễ dàng tiếp thu kiến thức, chẳng hạn như nghe một cuốn sách mỗi ngày, tham gia các lớp học trực tuyến của những người thành công, đăng ký các chuyên mục nổi tiếng, hoặc tham gia vào một nhóm học tập nào đó...
Tuy nhiên, mọi người cũng đối mặt với một điều không may: Chính vì sự tiện lợi mà thông tin phong phú và các phương pháp đa dạng mang lại, khả năng "học sâu" của con người lại suy giảm một cách đáng kể.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm sách nói, một độc giả chỉ cần dành khoảng vài chục phút để nghe một cuốn sách. Nếu người đó nghe một cuốn sách mỗi ngày thì sẽ có hơn 300 cuốn sách trong một năm. Tưởng chừng như dễ dàng và hiệu quả nhưng thực chất cách học này khá thụ động và mức độ tiếp thu chỉ nằm ở mức "nông".
Việc tự đọc sách có thể đem lại hiệu quả tốt hơn, nhưng nếu chỉ đọc mà không lưu giữ kiến thức thì liệu sau vài ngày, bạn còn nhớ bao nhiêu nội dung mà mình đã đọc?
Ảnh minh họa.
Tệ hơn nữa, một số người chỉ đọc để theo đuổi tốc độ và số lượng một cách mù quáng, tạo ra cảm giác siêng năng. Thực chất là level hiệu quả rất thấp nên càng đầu tư nhiều thời gian thì tổn thất càng lớn.
Những người học sâu, đọc hiệu quả không chỉ nắm rõ kiến thức, mà họ còn có thể đóng vai trò "truyền đạt kiến thức" ở mức độ cao. Họ cũng có thể thực hành những nguyên tắc trong sách sau khi đọc, ngay cả khi chỉ 1 hoặc 2 đặc điểm thực sự đem lại tác động cho cuộc đời. Bởi vì từ thời điểm đó, kiến thức đã được chuyển hóa.
Đi từ "biết" đến "làm" là một bước tiến lớn, từ "đọc" đến "học" cũng như vậy.
Học nông đáp ứng đầu vào, trong khi học sâu tập trung vào đầu ra. Từ ý tưởng đến ngôn ngữ thành lời nói, đây là quá trình biến kiến thức của người khác thành kiến thức của chính mình.
Suy cho cùng, trí nhớ rồi cũng sẽ không tránh khỏi mất mát theo thời gian. Nếu không biết nó thành giá trị của riêng mình thì sớm muộn gì cũng trôi tuột mất.
Làm thế nào để học sâu: Nắm vững 3 bí quyết sau đây
Những người học sâu có thể mất gấp đôi, gấp ba, thậm chí là gấp mười lần khoảng thời gian mà một người "học nông" phải bỏ ra. Do đó, ấn tượng để lại ban đầu sẽ là "thua kém hơn", "thiệt thòi hơn".
Nhưng hãy tin rằng: Những thứ thoải mái và dễ dàng ngay từ đầu thường không mang lại kết quả tốt; Những điều không thoải mái và khó khăn ngay từ đầu mới thực sự là chìa khóa thành công.
Vì vậy, chúng ta cần phải cải thiện dần dần level đọc + học tập của mình.
Có 3 bí quyết, tương ứng với 3 level để học sâu mà chúng ta cần phải nắm vững:
Một là, tiếp thu và đọc kiến thức đầu đời càng nhiều càng tốt.
Từ quan điểm của việc đọc, nó có nghĩa là đọc các tác phẩm kinh điển, đọc các tác phẩm gốc, và thậm chí cả các bài báo học thuật. Những kiến thức kinh điển đầu tay đã được tích lũy theo thời gian và giá trị chiều sâu của nó đã được chứng minh, rất đáng để bạn đọc chuyên sâu.
Đọc tác phẩm gốc chưa chắc đã dễ dàng vì nó yêu cầu khả năng tự phân tích, không giống như khi đọc một bài phân tích có sẵn, bạn chỉ cần ngồi gật đầu đồng tình. Nhưng xét cho cùng, chỉ khi nào tự tìm ra một lát cắt mới, bạn mới có thể cảm nhận được niềm vui thực sự. Điều này thú vị hơn nhiều so với việc tiếp thu kiến thức có sẵn.
Tốt nhất bạn không nên nhờ ai đó thay bạn đọc sách. Về lâu dài, bạn phải có được khả năng tự khai thác để tiến xa hơn.
Ảnh minh họa.
Hai là, viết ra những gì bạn đã học, càng nhiều càng tốt, bằng ngôn từ của chính mình.
Mỗi khi đọc một cuốn sách có giá trị, bạn nên sử dụng cách viết để tái tạo lại suy nghĩ của tác giả bằng ngôn ngữ của mình. Trong quá trình đó, hãy cố gắng hết sức để giải thích và mở rộng kiến thức dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm của bản thân, thay vì chỉ đơn giản là tóm tắt những điểm chính của cuốn sách.
Một tóm tắt đơn giản không thể đạt được hiệu quả kết nối sâu. Chỉ khi hoàn thành "chuyển đổi kiến thức" thì mới tạo hiệu quả gắn kết giữa kiến thức mới và hệ thống kiến thức cũ. Như vậy, kiến thức ban đầu là quan điểm của người khác, nhưng dần dần sẽ trở thành quan điểm của chính bạn.
Tuy ban đầu, quá trình này sẽ hơi khó khăn nhưng chỉ cần bạn tiếp tục luyện tập, từ kinh nghiệm, quan điểm đến năng lực ngôn ngữ của bạn đều sẽ dần cải thiện đáng kể. Tư duy của bạn cũng có chiều sâu hơn về mỗi một chủ đề.
Vì vậy, không cần phải nhanh, không cần phải nhiều. Chỉ cần dành đủ thời gian để trau dồi quan điểm của mình, làm hết sức của bản thân, chú trọng tới chất lượng.
Một tác phẩm gần với mức tốt nhất của bạn sẽ gây ấn tượng với người khác, đem lại tác động và thu hoạch lớn hơn nhiều so với việc viết mỗi ngày mà không suy nghĩ sâu sắc.
Bên cạnh việc viết ra, hãy rèn luyện cả khả năng truyền đạt những điều đó bằng lời nói. Khi bạn nói được rõ ràng, rành mạch, bạn hoàn toàn có thể khắc sâu điều đó vào trí não, đạt được mục đích thảo luận, giao tiếp và truyền đạt trong tương lai.
Ảnh minh họa.
Ba là, suy ngẫm về cuộc sống.
Học sâu không chỉ thông qua đọc, mà kinh nghiệm sống hàng ngày cũng có thể.
Những sự việc diễn ra hàng ngày trong cuộc sống trôi qua chúng ta như dòng nước chảy không ngừng nghỉ. Nếu không cẩn thận cô đọng sẽ khó để lại dấu vết. Điều này cũng giống như việc học thụ động ở mức độ nông nhất, tỷ lệ lưu lại là rất thấp, rất khó để tạo ra chiều sâu trong cuộc sống.
Thành Giáp, tác giả của cuốn "Học tập chăm chỉ", rất tập trung vào việc suy ngẫm. Ông thường dành khoảng hai giờ vào buổi sáng để suy ngẫm, và khuyến khích nhân viên của mình cũng làm như vậy.
Trong cuốn sách của mình, ông đã giải thích các phương pháp và lợi ích của việc suy ngẫm như sau:
"Khoảng cách giữa mọi người không đến từ tuổi tác, hay thậm chí từ kinh nghiệm, mà là từ khả năng đúc kết, phản ánh và thăng hoa của kinh nghiệm."
Thông qua quá trình suy nghĩ và đúc kết, nhiều khái niệm mơ hồ trở nên rõ ràng, những điều tưởng như không liên quan thực sự tìm thấy mối liên hệ tiềm ẩn...
Suy ngẫm liên tục đã làm cho nhận thức của một người về các chi tiết của cuộc sống trở nên ngày càng mạnh mẽ. Như vậy, giá trị mà cuộc sống để lại cho chúng ta cũng ngày càng nhiều hơn.
Do đó, nếu phải đề xuất một thói quen không thể thiếu, tác giả sẽ thúc đẩy sự suy ngẫm.
Tập trung vào học sâu trong khi vẫn giữ thái độ tích cực với học nông
Nhận thức được tầm quan trọng của học sâu, vậy bạn sẽ có thái độ như thế nào với việc học nông? Hoàn toàn từ chối hay tránh xa?
Điều này là không cần thiết, vì học sâu và học nông không hề mâu thuẫn với nhau. Việc học đều có giá trị riêng của nó.
Điều quan trọng là không nên lấy số lượng để đánh đổi chất lượng. Chúng ta có thể tiếp tục học nông và coi đó như một lối vào để tìm hiểu thông tin mới. Nhưng chúng ta không thể ký thác toàn bộ tâm huyết, thời gian vào đây.
Một thái độ hợp lý nhất chính là: Tập trung vào học sâu trong khi vẫn giữ thái độ tích cực với học nông.
Thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh gọn sẽ đưa chúng ta đến với thế giới rộng lớn hơn. Sau đó, việc đọc, suy nghĩ và tự mình thực hiện để biến nó thành học sâu là tùy thuộc vào bạn.
Cũng giống như bài viết này, nếu nó chạm đến bạn, nó chỉ mở ra cho bạn một góc nhìn mới. Nhưng người quyết định khả năng đạt được khả năng học sâu hay không chỉ có thể là chính bạn.
Học sâu, hiểu rộng, cuộc đời của bạn sẽ mở ra nhiều khả năng hơn.
*Theo Abolouwang