Đại biểu Quốc hội: Thu thuế những tập đoàn lớn như Viettel quá cao sẽ khó nuôi dưỡng nguồn thu
Đối với DNNN bên cạnh việc tái cấu trúc cần phải cân đối được các khoản nộp ngân sách nhà nước vừa đảm bảo phát triển một cách bền vững.
- 12-06-2017Luật hỗ trợ DNNVV chính thức được Quốc Hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao, có hiệu lực từ 1/1/2018
- 12-06-2017Quốc hội thảo luận vòng hai về chính sách mới xử lý nợ xấu
- 11-06-2017Ngày mai sẽ trình Dự án đầu tư cao tốc Bắc Nam lên Quốc hội và thông qua Luật hỗ trợ DNVVN
Sáng nay (12/6), Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến có những ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Theo đó, về thời điểm báo cáo quyết toán ngân sách ông Tiến cho rằng nếu các cơ quan hữu quan hoàn thành việc báo cáo vào cuối năm đồng thời với việc xin ý kiến về dự toán ngân sách năm sau sẽ hợp lý hơn, giảm độ trễ cũng như đảm bảo được tính liên tục, liên công.
Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến.
Hai là thu nội địa. Trong những năm qua thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ vốn đầu tư nước ngoài, thu từ nguồn thu sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài quốc doanh cho thấy về giá trị tuyệt đối tăng liên tục song về tương đối so với thu nội địa còn sụt giảm. Cụ thể năm 2013, thu từ 3 khu vực này đạt 79% so với thu nội địa thì năm 2014 chỉ đạt 72,63%, theo báo cáo sơ bộ 2016 dự kiến chỉ còn 68,72%.
Để đảm bảo nguồn thu và quản lý nguồn thu trước mắt và lâu dài ông Tiến đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Đối với DNNN bên cạnh việc tái cấu trúc cần phải cân đối được các khoản nộp ngân sách nhà nước vừa đảm bảo phát triển một cách bền vững.
Đơn cử như tập đoàn viễn thông quân đội Viettel khi Thường trực Ủy ban công nghệ và môi trường đến làm việc thì lãnh đạo tập đoàn báo cáo Quốc hội, Chính phủ rằng khoản nộp ngân sách lấy từ lợi nhuận tập đoàn còn tương đối cao, không tạo điều kiện cho tập đoàn tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách những năm tiếp theo.
Đối với doanh nghiệp FDI, cần có sự kiểm soát nguồn thu một cách chặt chẽ hơn vì trong những năm qua vấn nạn chuyển giá thông qua việc mua bán vật tư, vật liệu bán sản phẩm chuyển giao công nghệ đã xảy ra tương đối nhiều sai phạm. Theo kết quả thanh tra chuyên đề về chuyển giá của ngành thuế cho thấy có tới hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước liên tục khai lỗ, trốn thuế với số tiền truy thu truy nộp lên tới hàng nghìn tỷ đồng làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của nước ta. Đồng thời thất thoát nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Đối với doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, cần tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Vấn đề thứ 3 được phó Chủ tịch Quốc hội nhắc đến là chi cho giáo dục đào tạo và công nghệ trong những năm qua chi cho giáo dục đào tạo và công nghệ vẫn chưa đạt theo nghị quyết của Quốc hội. Nhưng so với những năm trước đây 2013, 2014 thì quyết toán chi chỉ đạt 83-87% so với dự toán Quốc hội. Nhưng 2015 và kết quả bổ sung năm 2016 thì tình hình thực hiện dự toán ngân sách, tình hình thực hiện dự toán năm 2017 cho thấy có tiến bộ vượt bậc, quyết toán đạt 96%. Như vậy nguồn lực cho giáo dục đào tạo khoa học công nghệ được tăng cường đáng kể. Riêng với khoa học công nghệ năm 2015, 2016 mỗi năm quyết toán tăng 1.400-1.500 tỷ đồng so với những năm trước đây.
Cuối cùng là về chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên:
Chi đầu tư phát triển năm 2015 đạt 24,4% tổng chi ngân sách nhà nước. Nếu tính cả đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ là 75.785 tỷ, xổ số kiến thiết 19.539 tỷ đồng thì chi đầu tư phát triển đạt 404.177 tỷ đồng chiếm 27% tổng đầu tư ngân sách. Thực tế cho thấy chúng ta đang phải đi vay để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh để tái cấu trúc kinh tế.
Tuy vậy việc quản lý sử dụng vốn vay cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao thể hiện qua nhiều dự án chậm tiến độ, trong tổng mức đầu tư, tăng chi phí lãi vay, kéo dài thời gian thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư thấp tạo thêm gánh nặng cho nợ công. Trong thời gian tới nhu cầu vốn vay rất lớn song nếu tiếp tục đầu tư như thời gian vừa qua, dàn trải, thất thoát lãng phí sẽ dẫn tới tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Do vậy Chính phủ cần có cơ chế phân bổ vốn đầu tư đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo tính giám sát vốn đầu tư chặt chẽ, chống thất thoát lãng phí các dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Có thực trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích, có những khoản chi chưa đạt dự toán.
Chi thường xuyên năm 2015 tăng 1,5% so với dự toán, vượt 11.500 tỷ đồng, sang năm 2016 báo cáo kết quả thực hiện ngân sách chi thường xuyên vẫn là 64,4% đề nghị Chính phủ có biện pháp thu hẹp khoảng cách chi thường xuyên và chi phát triển, không để khoảng cách này ngày càng nới rộng trong bối cảnh thu ngân sách gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Cần ưu tiên ngân sách cho những khoản chi thực sự cần thiết như văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh an sinh xã hội, tăng chi phát triển nhưng cần chọn lọc cách làm, những khoản chi không cần thiết, những công trình dự án chưa thực sự cấp bách.
Trí thức trẻ
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng