Đại dịch Covid-19 đã dạy tôi bài học nhớ đời về tiền bạc: Không gì có thể tốt đẹp mãi mãi, chuẩn bị sớm chính là đảm bảo an toàn cho tương lai
Tiền bạc thực sự có thể mua được hạnh phúc và sự an toàn trong những hoàn cảnh khó khăn như đại dịch Covid-19 lần này.
- 31-03-2020Nghỉ dạy vì Covid-19, giáo viên trường Đồi cùng nhau làm nông nghiệp, cung cấp thực phẩm sạch cho phụ huynh và cộng đồng
- 31-03-2020Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty
- 31-03-2020Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động
Đây thực sự là một khoảng thời gian điên rồ.
Chỉ mới vài tuần trước, người dân trên toàn thế giới còn đang nhìn Trung Quốc vật lộn với dịch Covid-19. Vậy mà bây giờ, tất cả chúng ta ít nhiều đều bị ảnh hưởng như vậy.
Ban đầu, tôi có chút sợ hãi trước viễn cảnh tương lai đang chờ trước mặt. Nhưng rồi tôi quyết định gạt nỗi sợ sang một bên và học cách vượt qua đại dịch này nhiều nhất có thể.
Sợ hãi hay hoảng loạn sẽ chẳng có ích gì lúc này, vì thế tôi bắt đầu đúc kết tất cả những bài học mình rút ra được từ đại dịch Covid-19 lần này.
Là một thanh niên 22 tuổi sinh ra ở một đất nước phương Tây giàu có, tôi luôn được bố mẹ chu cấp cho mọi thứ mình cần và mong muốn. Tuy nhiên, tôi đã bắt đầu đi làm thêm đủ loại nghề từ năm 15 tuổi vì muốn sống bằng chính những đồng tiền mình kiếm được.
Bởi lẽ, tôi biết tiền bạc chính là sức mạnh, là sự đảm bảo, là thứ vun vén tình cảm và hỗ trợ gia đình. Bạn không cần phải giàu có đến mức đủ tiền mua một chiếc túi Louis Vuitton; bạn chỉ cần trả đủ hóa đơn hàng tháng và dư ra một chút để thư giãn và đi du lịch. Nếu bạn đang cách xa những người thân yêu cả ngàn cây số, tiền bạc chính là thứ giúp bạn mua vé máy bay và rút ngắn khoảng cách ấy.
Hai năm trước, ông tôi bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy và qua đời sau đó một tháng. Tôi và mẹ đã không ngần ngại chi cả đống tiền chỉ để mua vé máy bay từ Áo về Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông lần cuối. Nếu không có tiền, có lẽ chúng tôi đã sống trong day dứt cả cuộc đời này.
Tại Áo - nơi tôi sống, 150.000 người đã mất việc vì Covid-19 và đó mới chỉ là con số ban đầu. Mặc dù tôi không bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, nó cũng khiến tôi nhận ra những nguyên tắc về tiền bạc dưới đây quan trọng như thế nào để đảm bảo một cuộc sống ổn định.
Có đủ tiền tiết kiệm
Để kiếm được đồng tiền không hề dễ nên tôi luôn chú ý đến chuyện quản lý tiền bạc. Suốt 2 năm qua, tôi luôn ghi chép lại từng đồng mình bỏ ra. Điều này không chỉ giúp tôi biết mình đang chi tiêu cho thứ gì mà còn giúp tôi ý thức hơn về tiền bạc.
Bằng cách không mua những thứ không cần thiết và quản lý chi tiêu chặt chẽ, tôi đã tiết kiệm được kha khá tiền cho mình. Vậy nên, trong quãng thời gian vô định này, tôi cảm thấy biết ơn khi mình vẫn có thể chi trả hóa đơn dù chẳng kiếm được bao nhiêu trong vài tháng vừa qua.
Kinh tế không thể cứ mãi phát triển trong nhiều thập kỷ liên tiếp; cứ khoảng 10 năm chúng ta lại phải đối mặt với một đợt khủng hoảng nào đó và lần này là Covid-19. Vì thế, hãy luôn để dành một ít tiền phòng thân để có thể tồn tại dù có bất cứ chuyện bất trắc gì xảy ra.
Học cách đầu tư tiền bạc
Tôi vẫn luôn chú trọng chuyện kiếm tiền mà không dành nhiều thời gian để học cách đầu tư để tiền sinh lời. Một trong những mục tiêu cuộc đời của tôi là độc lập và tự do về mặt tài chính. Nếu nhìn vào những người giàu nhất trên thế giới, bạn sẽ thấy một điểm tương đồng của họ: Họ biết dùng tiền để "đẻ" thêm tiền cho mình.
Những người biết đầu tư vào thị trường chứng khoán, biết mua bất động sản gì và mua như thế nào, biết các cách đầu tư khôn ngoan khác sẽ là những người chiến thắng đại dịch lần này.
Trong khi tất cả mọi người còn đang bận hoảng loạn, họ đã kịp đặt tiền đúng nơi và thu về trái ngọt sau đó.
Có vài nguồn thu nhập cùng lúc
Hầu hết mọi người trên thế giới chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất đến từ công việc chính của họ. Tuy nhiên, nếu muốn ổn định về mặt tài chính, bạn nên có kiếm tiền từ nhiều hơn một nguồn thu nhập.
Chẳng hạn, một triệu phú trung bình sẽ có khoảng 7 nguồn thu nhập khác nhau. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng nếu bạn còn kinh doanh riêng bên ngoài và học cách phân bổ tiền vào các quỹ, bạn sẽ thấy nó cũng chẳng to tát gì.
Việc có nhiều nguồn thu nhập là điều cần thiết để an toàn trong những thời điểm khó khăn. Kể cả khi bạn mất đi một nguồn thu nhập, ví dụ như nghề nghiệp chính hoặc việc kinh doanh riêng, ít nhất thì bạn cũng sẽ vẫn chi trả được hóa đơn hàng tháng nhờ những nguồn thu nhập còn lại.
Tôi hiểu rằng việc thiết lập thêm một nguồn thu nhập nữa nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Đây không phải là điều bạn có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, nó đáng để bạn dành vài ngày để tìm hiểu và nghiên cứu.
Tôi chưa đến mức có 7 nguồn thu nhập khác nhau, nhưng tôi vẫn đang cố gắng để đạt được. Hiện tại, tôi đang dạy các khóa học và đào tạo online, tôi kiếm được hơn 5.000 USD/tháng nhờ viết bài trên Medium. Tôi vận hành một nền tảng chuyên về phát triển bản thân - nơi tôi tư vấn, tổ chức các workshop và làm diễn giả.
Tôi tin rằng những người đang gặp khó khăn tài chính ngoài kia không phải là vì họ thiếu kiến thức về tiền bạc, mà là do họ đã tư duy sai.
Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
Tiền rất khó kiếm.
Người giàu cứ mãi giàu còn người nghèo cứ mãi nghèo
Tiền là một thứ tài nguyên hữu hạn.
Muốn kiếm tiền là ích kỷ.
Chúng ta đã tiếp thu những tư duy trên từ khi còn rất bé, nhưng chúng thật ra không hề đúng một chút nào.
Sự thật là, tiền là tự nhiên và vô hạn. Bạn muốn làm gì với tiền là việc của bạn, không phụ thuộc vào đồng tiền.
Hãy nghĩ rằng tiền bạc cũng giống như con dao: bạn có thể dùng nó để cắt táo hoặc dùng để giết một con người. Vậy con dao đó có trở nên xấu xa vì nó đã dùng để giết người?
Tất nhiên là không.
Nó chỉ đơn giản là một dụng cụ để bạn sử dụng: để làm đồ ăn hoặc để hại người khác.
Tiền bạc cũng tương tự như vậy.
Bài chia sẻ của Sinem Gunel - một doanh nhân, nhà tư vấn kiêm diễn giả trẻ tuổi chuyên về lĩnh vực phát triển bản thân.
(Theo Medium)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19