MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là thị trường tăng trưởng “điên rồ” gấp chục lần thị trường chứng khoán

25-08-2016 - 10:38 AM | Tài chính quốc tế

​10 năm qua, giá các tác phẩm nghệ thuật đại chúng đã tăng gấp 9 lần chỉ số S&P 500.

“Làm tiền cũng là một nghệ thuật”, Andy Warhol – vị họa sĩ người Mỹ nổi tiếng làng nghệ thuật đại chúng đã từng viết như vậy. Nếu đúng là như vậy thì khả năng làm nghệ thuật của Warhol không hề suy giảm sau khi ông qua đời. Tổng số tiền lợi nhuận thu được từ việc đấu giá tác phẩm nghệ thuật của ông trong thập kỷ trước lên tới 3,38 tỷ USD.

Nhiều nghệ sĩ khác cũng đã tạo nên những con số "hoa mắt". Theo trang artprice.com, Warhol là một trong số 10 nghệ sĩ thu về trên 1 tỷ USD từ việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật kể từ năm 2006. Hầu hết đều là những siêu sao quốc tế, tuy có Trương Đại Thiên và Tề Bạch Thanh là hai nghệ sĩ vô danh sống ẩn dật ngoài Trung Quốc thế kỷ XX. Điều đó cho thấy khối lượng tiền người Trung Quốc đổ vào nghệ thuật trong nước nhiều như thế nào.

Giá của các tác phẩm thuộc hầu hết các trường phái nghệ thuật đều tăng trưởng tốt hơn thị trường chứng khoán, chỉ có hội hoạ Anh thế kỷ 17-19 và hội hoạ thời Phục hưng của Ý là kém hơn một chút. Theo cơ quan phát triển nghiên cứu thị trường nghệ thuật, giá trị của các tác phẩm nghệ thuật Mỹ đã tăng gấp 9 lần chỉ số S&P 500 trong 10 năm qua.

Các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tăng trưởng mạnh nhất đều nằm trong nhóm thị trường ngách, ví dụ như những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ thế kỷ 19, thời điểm mà việc chụp ảnh còn rất khó khăn, đắt đỏ và hạn chế, hay những bức hoạ của hoạ sĩ người Bỉ thế kỷ 20 mà tiêu biểu là hoạ sĩ René Magritte với 22 bức hoạ được bán với giá trên 5 triệu USD/bức.

Nghệ thuật hậu chiến - một thể loại tổng hợp bao gồm nhiều trường phái cùng với một số cái tên tiêu biểu như hoạ sĩ trường phái biểu hiện trừu tượng Willem de Kooning, hoạ sĩ trường phái tượng trưng Francis Bacon và nhà điêu khắc nổi tiếng người Thuỵ Điển Alberto Giacometti - cũng là một trong 3 loại hình nghệ thuật hàng đầu có giá trị tăng nhanh theo thời gian. Nếu tranh sơn dầu của hoạ sĩ Mark Rothko với giá trung bình 11 triệu USD là quá đắt đỏ, nhà đầu tư có thể tìm đến tranh của họa sĩ người Mỹ Jackson Pollock với giá thấp hơn 2,5 triệu USD hay tranh của hoạ sĩ Salvador Dali với giá chỉ vài chục nghìn USD.

Bên cạnh đó thị trường nghệ thuật vẫn tồn tại 2 dòng sản phẩm tăng trưởng chậm hơn so với S&P 500. Trước khi quyết định đầu cơ vào một kiệt tác phục hưng, nhà đầu tư cần biết rằng giá trị của những bức hoạ thuộc dòng phục hưng của Ý từ năm 2006 đã tăng chậm hơn so với chỉ số S&P. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành nhà đầu tư vĩ đại và có tình cảm với những kiệt tác thời phục hưng, bây giờ là thời điểm cực kỳ tốt để mua vào.

Năm 2013, thời điểm mà thị trường chứng khoán Mỹ còn đang gặp khó khăn, khủng hoảng nợ công ở hồi căng thẳng, các cuộc đấu giá vẫn diễn ra với tổng giá trị 594,6 triệu USD cho 10 tác phẩm đắt giá nhất. Thị trường nghệ thuật đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn của giới siêu giàu giữa tình hình thị trường tài chính bất ổn.

Trong một báo cáo của TS. Clare McAndrew, chuyên gia thị trường nghệ thuật - mỹ thuật, sáng lập viên Art Economics nhận định: "Tuỳ loại hình nghệ thuật mà có mức lợi nhuận khác nhau, nhưng có thể lên đến 40%. Nhược điểm của thị trường này là mỗi một tác phẩm nghệ thuật cần có nguồn cầu tiềm năng lớn, sẵn sàng chi mạnh tay để đổi lấy lợi nhuận cao. Với sự xuất hiện lớp người mua giàu có từ Trung Đông, Trung Quốc và Nga, số cá nhân giàu có xem nghệ thuật là một kênh đầu tư đã tăng đáng kể. Một số họ không theo thị hiếu và sở thích riêng mà bắt chước những gì người khác đang làm".

Anh Sa

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên