Để bắt kịp Thái Lan, thầy Park phải trông cậy cả vào bầu Đức và tỷ phú Trịnh Văn Quyết
Kiatisuk từng nói ở cấp độ ĐTQG, phải mất 10 năm nữa Việt Nam mới thắng được Thái Lan. Hơn 10 năm sau ngày ấy, câu nói này vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí...
- 14-01-2022Trao băng đội trưởng cho Hùng Dũng, thầy Park quyết sửa sai bằng "canh bạc tất tay"
- 14-01-2022HLV Park Hang-seo nhận tin vui, học trò cưng có kết quả âm tính với Covid-19
- 13-01-2022NÓNG: Thầy Park bổ sung gấp "Ronaldo Việt Nam" lên tuyển, tính kế sau tin dữ vì Covid-19
Tấm gương Công Phượng, Xuân Trường...
Hôm qua (16/1), tờ Main Stand của Thái Lan đã có bài viết bình luận khá dài về thú vị về đội tuyển Việt Nam với tiêu đề: "Do đâu bóng đá Việt Nam liên tục thất bại?", trong đó những nguyên nhân được nhắc đến bao gồm tính chu kỳ trong bóng đá, chiến thuật và con người cũ kỹ của HLV Park Hang-seo, V.League 2021 bị hủy giữa chừng, cùng điểm quan trọng nhất là những cầu thủ xuất sắc của Việt Nam không có cửa ra nước ngoài thi đấu như Chanathip hay Bunmathan...
Quả tình, nhìn cách Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan và Thanawat Suengchittawon chơi bóng, người hâm mộ Việt Nam không khỏi lấy làm tiếc cho những Quang Hải, Hoàng Đức, như đã từng tiếc cho Công Phượng, Xuân Trường khi xuất ngoại vẫn là câu chuyện quá đỗi xa vời với bóng đá Việt Nam.
Nói đến việc cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, người hâm mộ nước nhà vẫn hình ra cái cách như bầu Đức từng đưa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu, ấy là chọn những cầu thủ xuất sắc trong lứa cầu thủ trẻ của mình để ký hợp đồng cho mượn có thu phí với các đội bóng nước ngoài.
Mới đây nhất, có thông tin Vũ Văn Thanh đang được một CLB K League 2 lên tiếng dạm hỏi. Theo đánh giá của một số chuyên gia, cửa thành công của hậu vệ này sáng hơn Công Phượng và Xuân Trường bởi sự đáp ứng tốt hơn về mặt thể lực khi thi đấu ở Hàn Quốc.
Trong khi đó, không ít chuyên gia cũng cho rằng nếu như Chanathip Songkrasin chỉ cao có 1m58 mà vẫn thành công ở J League của Nhật Bản, thì Quang Hải, Hoàng Đức thừa sức chơi ở giải đấu này.
Tuy nhiên trong bài viết của mình, Main Stand cũng nhận định rằng cửa để Quang Hải có thể tỏa sáng như Chanathip Songkrasin là cực kỳ khó khi sự thích nghi về mặt ngôn ngữ là rào cản lớn nhất: "Vấn đề ngôn ngữ là lý do quan trọng. Khả năng nói tiếng Anh đã hạn chế Công Phượng giao tiếp với đồng đội. Ngoài khả năng về chuyên môn, thì các cầu thủ Việt Nam vẫn còn vấn đề ở khả năng thích nghi. Tất cả các cầu thủ Việt Nam vẫn cần phải học hỏi thêm và dám thể hiện mình nhiều hơn nữa.
Về phần Nguyễn Quang Hải - người đang nhận được khá nhiều lời động viên xuất ngoại, chúng tôi cho rằng nếu cầu thủ này muốn ra nước ngoài, bản thân anh cũng cần phải điều chỉnh khá nhiều".
Trận bán kết lượt đi gặp đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2020, Chanathip Songkrasin ghi cả hai bàn thắng cho đội tuyển Thái Lan, bàn đầu tiên bằng chân trái và bàn thứ hai bằng chân phải. Vốn thuận chân phải, song "Messi Thái" chơi tốt cả hai chân. Đây là điều giúp anh rất nhiều để chinh phục J League. Trong khi đó dù được đánh giá rất cao, song Quang Hải chỉ chủ yếu đá bằng chân phải. Cả Công Phượng lẫn Xuân Trường cũng đều chơi "một kèo".
Nương gió to ra biển lớn
Song với bóng đá Thái Lan, trường hợp của Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan là cá biệt. Để đánh giá sức mạnh thực sự của nền bóng đá đang giữ top 1 Đông Nam Á, phải nhắc đến những Thanawat Suengchittawon, Supachai Jaided, Suphanat Mueanta, Supachok Sarachat - những sản phẩm đích thực của Leicester City.
Thanawat Suengchittawon đang là tương lai của bóng đá Thái Lan.
Hơn 11 năm về trước, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha đã giành được quyền sở hữu CLB Leicester City. Cùng với việc đưa đội bóng này lên chơi Premier League và bất ngờ đoạt chức vô địch giải đấu danh giá nhất nước Anh, tỷ phú này còn lập tức đưa hàng loạt những tài năng trẻ Thái Lan ở độ tuổi 11 - 13 sang tập luyện tại đội bóng mà mình sở hữu.
Một nhóm "măng non" của bóng đá Thái Lan được lựa chọn thông qua các cuộc tuyển chọn cực kỳ ngặt nghèo từ khắp cả nước được gửi sang Leicester City. Toàn bộ chi phí tập luyện, ăn ở, đi lại... đều do tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha bao trọn gói.
Cuối năm 2015, HLV Kiatisuk cùng các cộng sự của mình trong Ban huấn luyện đội tuyển Thái Lan đã bay sang Anh thăm "Team Siam" - đội bóng trẻ Thái Lan gồm hơn 30 cầu thủ được ăn tập tại đại bản doanh của Leicester City, và trong một cuộc phỏng vấn gần đây, "Zico Thái" tâm sự rằng để nâng tầm một nền bóng đá, cần phải có những người như chủ tịch Vichai, và nền bóng đá ấy cần phải chấp nhận "hi sinh" như bóng đá Thái Lan từng làm với "Team Siam".
Mua một CLB Ngoại hạng Anh không phải là chuyện quá đỗi lạ lẫm với những người rành bóng đá Việt Nam. Nếu như chủ tịch Vichai mua Leicester City khi đội bóng này vẫn còn đang lặn ngụp ở giải hạng Nhất, thì gần 15 năm trước, bầu Đức cũng đã từng định mua hẳn Arsenal. Nếu ngày ấy tỷ phú Việt Nam cương quyết hơn, rất có thể bóng đá nước nhà đã có được bước tiến nhảy vọt.
Mới đây, cuối năm 2021, tỷ phú Trịnh Văn Quyết - chủ tịch tập đoàn FLC, đã bất ngờ đề cập đến ý định mua một đội bóng đang chơi tại Ngoại hạng Anh. Ở thời điểm này, việc này hầu như là bất khả thi, song nếu ý định của tỷ phú này trở thành hiện thực trong tương lai, chắc hẳn bóng đá Việt Nam sẽ có được "sân chơi" mới đích thực cho sự phát triển của các cầu thủ trẻ. Khi ấy hãy nghĩ đến chuyện vượt Thái Lan, trước khi "ra biển lớn".
Pháp luật và Bạn đọc