Đến 2023, Việt Nam sẽ "khai tử" 2G, thống nhất mạng 5G toàn quốc?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chia sẻ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm.
- 14-10-2021Cuộc đua sản xuất vaccine nội: Ai sẽ sớm cán đích?
- 14-10-2021Thu nhập tăng thêm có tính là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân?
- 14-10-2021Vaccine của Vingroup đi vào thử nghiệm giai đoạn 3b, chuẩn bị xin cấp phép khẩn cấp vào tháng 12
Mới đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp mặt với Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), ông Houlin Zhao tại Trụ sở Bộ TT&TT.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số đã chuyển từ việc tập trung vào viễn thông chuyển sang thế giới số đã cho thấy sự hội tụ của viễn thông, công nghệ thông tin với công nghệ số.
“Sự hội tụ này thực sự sẽ tạo ra một cuộc cách mạng. Khi đó, vấn đề không chỉ là công nghệ nữa, mà trở thành vấn đề chính sách và thể chế”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể, nếu mỗi năm, 193 quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU, sau đó thực hiện sáng bằng nguồn lực của mình. Nếu thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa.
“Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Tôi nghĩ đấy là một sự thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng đã đưa luôn ví dụ về sáng kiến này ở Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng chia sẻ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư.
"Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đề xuất lịch trình dự kiến tắt sóng 2G ở Việt Nam vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Vì vậy, Bộ trưởng TT&TT thông tin, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để 5% người dân thay thế cho 2G.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Tổng thư ký ITU Houlin Zhao. Nguồn: Bộ TT&TT.
Việt Nam là hình mẫu để các quốc gia học tập
Cũng trong buổi gặp mặt, Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao khi Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Ông cho biết, việc ngài Thủ tướng tới dự sự kiện của ITU cũng cho thấy tầm quan trọng của ICT tại Việt Nam.
"Đây là điều nhiều quốc gia khác không có được", Tổng thư ký ITU cho hay.
Bên cạnh đó, ông Houlin Zhao bày tỏ, ông ấn tượng với mức tăng về chỉ số xếp hạng của Việt Nam về tiếp cận công nghệ. Theo Tổng thư ký ITU, Việt Nam không chỉ đi theo lối mòn về phát triển là mua công nghệ, dịch vụ của các công ty lớn mà đã đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm "Made in Viet Nam". Đồng thời, việc Việt Nam lựa chọn tự chủ công nghệ là một điều vô cùng đúng đắn.
Kết quả, theo Tổng thư ký ITU, Việt Nam đã vươn ra phát triển tại thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Các thành tựu của Việt Nam cũng vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài.
"Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công", Tổng thư ký ITU nhận định.
"Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này", ông Houlin Zhao nói.
Bên cạnh đó, ông Houlin Zhao gợi ý, Việt Nam có thể xem xét tạo điều cho mỗi nhà mạng sẽ có tập trung ưu tiên riêng trong chiến lược của mình để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có cũng như tối ưu đầu tư để mang lại lợi ích cho Việt Nam.