Dẹp 'chung chi', ‘bôi trơn': Phải từ hai phía
Để khắc phục được tình trạng ‘chung chi’, ‘chi ngầm’,... phải xuất phát từ cả hai phía là cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
- 07-03-2017Phó Thủ tướng nhắc Bộ Tài chính hiện tượng 'bôi trơn' hải quan
- 07-03-2017Thông tin cán bộ nhận tiền 'bôi trơn': Hải quan TP Hải Phòng nói gì?
- 06-03-2017Khó xác minh cán bộ hải quan Hải Phòng nhận tiền “bôi trơn“?
Phải thay đổi phương thức trước ‘trói thật chặt' sau... Chủ tịch Hội DN tư nhân: Không vì chưa quản... Đột phá tại Hội nghị Trung ương và cuộc gặp... Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Thể chế là quyết... Họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp...
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa. Ảnh VGP
Trao đổi với PV Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tuy nhiên khâu thực thi vẫn là khâu yếu nhất.
Điều này thể hiện ở sự thờ ơ của những người thừa hành công vụ không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ cho doanh nghiệp, tìm cách bắt lỗi doanh nghiệp, quan liêu, chưa coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ.
Theo ông Thân, chính vì sự yếu kém trong khâu thực thi đã dẫn đến nếu doanh nghiệp muốn được việc thì phải “chung chi” theo kiểu “của công chia ba, của nhà chia đôi”, đây là vấn đề tương đối phổ biến.
Từ phía doanh nghiệp, chạy theo xu thế kinh doanh bằng “quan hệ” thay thế cho năng lực yếu kém của mình nên đã chủ động “chi ngầm” để có được các thuận lợi trong kinh doanh; một số doanh nghiệp do bị sức ép “đòi hỏi” từ phía cán bộ, công chức nên phải “chi ngầm” để được việc.
Để khắc phục hiện tượng này phải xuất phát từ cả hai phía là cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Chỉ như vậy mới tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn và bền vững.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải tạo thói quen ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao văn hóa kinh doanh, với sứ mệnh phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu chân chính là yêu nước, thực hiện nói không với tiêu cực, chủ động tăng cường năng lực quản trị, chung tay cùng với Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong kinh doanh.
Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục có giải pháp tăng cường kỷ luật và trách nhiệm hướng dẫn của công chức khi tiếp xúc với doanh nghiệp, nêu cao tinh thần lấy doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ - Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam đề nghị.
Chinhphu.vn