Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Những cổ phiếu từng "gây sốc" về cổ tức có phải lựa chọn hay?
Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với nhà đầu tư những cổ phiếu đã từng "gây sốc" về cổ tức trong năm 2019 cùng tình hình kinh doanh của họ để nhà đầu tư có thể xem xét lựa chọn đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã tạo ra mặt bằng giá mới do dịch cúm Corona.
- 07-02-2020Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp
- 06-02-2020Chứng khoán MB (MBS) phát hành hơn 47 triệu cổ phiếu trả cổ tức và chào bán cho cổ đông hiện hữu
- 05-02-2020Transimex (TMS) chuẩn bị trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%
- 04-02-2020Vicostone (VCS) chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%
- 04-02-2020Công viên nước Đầm Sen (DSN) tạm ứng tiếp cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền tỷ lệ 24%
- 03-02-2020Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần này
- 29-01-2020Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp
- 28-01-2020LienVietPostBank (LPB) phát hành 88,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng
Thị trường chứng khoán 2 phiên gần đây đã phục hồi sau chuỗi ngày giảm sốc vì tâm lý lo sợ ảnh hưởng của dịch cúm Corona. Thực tế, câu chuyện thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi dịch cúm không là câu chuyện của riêng nước nào mà trên toàn cầu. Điều quan trọng là, nhà đầu tư nên ứng phó ra sao với tài khoản của mình để không những không bị thua lỗ mà còn tận dụng được trạng thái bán tháo trên toàn cầu để làm giàu cho mình.
Sau 2 bài viết của chúng tôi trong chuỗi những "LÁ CHẮN CORONA" về lời khuyên làm thế nào để bảo vệ tài khoản chứng khoán thì nhiều nhà đầu tư đã trấn an trở lại và tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư mới.
Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với nhà đầu tư những cổ phiếu đã từng "gây sốc" về cổ tức trong năm 2019 cùng tình hình kinh doanh của họ để nhà đầu tư có thể xem xét lựa chọn. Đừng quên, đầu tư vào những doanh nghiệp cơ bản tốt, có cổ tức cao từng mang lại bộn tiền cho không ít nhà đầu tư.
****
Năm 2019 có lẽ là năm có nhiều "cú sốc" về cổ tức nhất trong nhiều năm trở lại đây của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
Doanh nghiệp nhỏ nhưng có võ
Nhắc đến những doanh nghiệp để lại dấu ấn về cổ tức năm 2019, hẳn các nhà đầu tư sẽ nhớ ngay đến hàng loạt cái tên, trong đó cái tên gây bất ngờ nhất năm 2019 chắc hẳn thuộc về Bến xe Miền Tây (WCS).
Năm 2019 vừa qua Bến Xe Miền Tây đã 2 lần chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức cho năm 2018 với tổng tỷ lệ 400%, mỗi đợt 200% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về thêm 40.000 đồng cổ tức cho năm 2018. Thông tin về việc chi trả cổ tức "khủng" này đã được Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của công ty thông qua.
Bến xe Miền Tây có vốn điều lệ chỉ 25 tỷ đồng – là doanh nghiệp nằm ở cửa ngõ phía tây thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với hơn 150 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác 200 tuyến đường thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiêng Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre.
Kết quả kinh doanh năm 2018 cũng không có gì nổi trội với hơn 66 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 6,8% kế hoạch năm. EPS đạt rất cao với 22.172 đồng/cổ phiếu. Nguồn vốn chi trả cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế trích trước năm 2018 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ các năm trước. Tính đến hết năm 2018 Bến xe Miền Tây còn gần 180 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra còn hơn 86 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.
Năm 2019 Bến xe Miền Tây cũng đã tạo ấn tượng với số lãi sau thuế cả năm hơn 69 tỷ đồng. EPS tiếp tục tăng lên thành 22.925 đồng.
Không chỉ nhận được cổ tức cao ngất ngưởng, mà cổ đông Bến Xe Miền Tây còn có niềm vui khác khi giá cổ phiếu WCS đã tăng hơn 48% kể từ đầu năm 2019 đến nay, từ vùng giá 103.700 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh) lên đến 154.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Vinacafe Biên Hòa tiếp tục gây sốc
Nhắc đến dấu ấn về cổ tức năm 2019 không thể không nhắc đến Vinacafe Biên Hòa (VCF). Tổng cộng năm 2019 công ty cũng chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 240%. Việc Vinacafe Biên Hòa để lại ấn tượng không phải là mới mẻ, vì trước đó không lâu, cuối năm 2017 công ty đã gây bất ngờ khi trả cổ tức năm 2017 tỷ lệ "khủng" đến 660%.
Vinacafa cũng là một trong những doanh nghiệp thường xuyên lọt TOP những doanh nghiệp đạt EPS cao trên sàn chứng khoán hàng năm. Năm 2018 công ty đã để lại ấn tượng khi trả cổ tức bằng tiền lên đến 240%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 24.000 đồng. Tuy vậy, cơ cấu cổ đông Vinacafe Biên Hòa lại rất cô đặc khi công ty mẹ Masan Beverage sở hữu đến 98,49% vốn điều lệ.
Còn năm 2019 công ty đạt 3.097 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 10% so với năm trước đó nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 6,4% lên 678 tỷ đồng, vừa vặn hoàn thành kế hoạch năm. Đáng chú ý, EPS năm 2019 đạt 25.615 đồng – cao hơn rất nhiều so với mức 24.076 đồng đạt được năm 2018.
Cũng như WCS, cổ phiếu VCF của công ty thuộc TOP giá cao trên thị trường, đã tăng hơn 59% kể từ đầu năm 2019, hiện giao dịch ở mức 200.000 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu VCF trong 1 năm gần đây.
CTX Holdings dúng hết "của để dành" chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 200%
Cũng "sốc" không kém Vinacafe Biên Hòa hay Bến xe Miền Tây, là CTX Holdings (CTX) với việc dùng hết "của để dành" phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ lên đến 200%, tương ứng công ty phát hành hơn 52,55 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên gấp 3. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc chủ sở hữu theo BCTC công ty mẹ năm 2018 đã được kiểm toán.
Năm 2018 công ty mẹ CTX Holdings đạt gần 504 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 22% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế đạt hơn 14 tỷ đồng, giảm sâu so với số lãi 241 tỷ đồng đạt được năm 2017.
Tổng LNST chưa phân phối của công ty mẹ đến 31/12/2018 đạt gần 367 tỷ đồng. Ngoài ra CTX Holdings còn có 145 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 19 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và hơn 4,7 tỷ đồng trong các quỹ khác của chủ sở hữu.
Sau thông tin nhận cổ tức "khủng", cổ phiếu CTX đã tăng mạnh lên hơn gấp đôi từ vùng giá dưới mệnh giá. Tuy nhiên mức giá này không giữ được lâu, hiện CTX đã giảm mạnh về 11.900 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên vẫn là tin vui khi giá cổ phiếu của công ty đã duy trì được mức trên mệnh giá thời gian dài dù thanh khoản thị trường không cao.
Diễn biến giá cổ phiếu CTX trong 1 năm gần đây.
Nhựa Hà Nội (NHH) cùng combo cổ phiếu tăng giá và cổ tức cao
Trước đó tháng 8/2018 Nhựa Hà Nội đã chí cổ phiếu thưởng và trả cổ tức cho cổ đông tổng tỷ lệ 110% ngay trước khi chuyển sàn sang niêm yết trên HoSE.
Nếu xét về kết kết quả kinh doanh, năm 2018 Nhựa Hà Nội đạt 1.029 tỷ đồng doanh thu, tăng 15,7% so với năm trước đó. Tuy nhiên do chi phí giá vốn cao nên lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ còn 55,8 tỷ đồng, nâng tổng LNST chưa phân phối đến cuối năm 2018 còn gần 186 tỷ đồng. Ngoài ra Nhựa Hà Nội còn có hơn 90 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển. Như vậy trước khi chuyển sàn, Nhựa Hà Nội đã đem gần hết "của tích lũy" ra chia cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh năm 2019 không có nhiều đột biến. Doanh thu tăng gần 20% lên 1.232 tỷ đồng trong khi chi phí tăng cao nên lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 2,5 tỷ đồng, xuống còn hơn 53 tỷ đồng.
Không chỉ nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng tỷ lê cao, mà cổ đông Nhựa Hà Nội còn được tặng kèm "combo" giá cổ phiếu tăng mạnh. Đầu năm 2019 cổ phiếu NHH đang ở mức dưới 16.800 đồng/cổ phiếu thì đến nay, sau khi chuyển sàn, NHH đang giao dịch quanh mức 47.700 đồng/cổ phiếu – gần gấp 3 lần đầu năm 2019.
Diễn biến giá cổ phiếu NHH trong 1 năm vừa qua.
Nam Tân Uyên (NTC) – cái tên không thể không để ý
Nhắc đến cổ tức cao, nhà đầu tư không thể không để ý tới Nam Tân Uyên (NTC) – doaanh nghiệp trong ngành khu công nghiệp. Nhìn lại, những ngày cuối năm 2018 Nam Tân Uyên đã chốt quyền nhận tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền tỷ lệ 100%. Thì sau đó không lâu, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của công ty, mức cổ tức 200% cho năm 2018 đã được thông qua. Và đầu tháng 8/2019 Nam Tân Uyên trả nốt 100% cổ tức còn lại năm 2018 cho cổ đông.
Không chỉ được nhận cổ tức "khủng", thời điểm đó cổ phiếu NTC còn tăng phi mã lên xấp xỉ 190.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), gấp gần 3 lần so với thời điểm đầu năm, trước khi giảm về mức 159.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Kết quả kinh doanh năm 2018 cũng tăng đột biến so với cùng kỳ cả về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu gấp 3,6 lần, đạt trên 532 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng gấp 3,3 lần, đạt trên 469 tỷ đồng.
Mới đây nhất, những ngày cuối năm 2019 Nam Tân Uyên lại chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 50%. Trên sàn chứng khoán, NTC là một trong những doanh nghiệp chi trả cổ tức hàng đầu.
Nam Tân Uyên cũng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu đạt 194 tỷ đồng, giảm gần 2/3 so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế giảm một nửa so với năm 2018, đạt 235 tỷ đồng. EPS dù giảm mạnh nhưng vẫn thuộc TOP cao với 14.690 đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu NTC trong 1 năm gần đây.
FPT Online trả cổ tức tỷ lệ 100%
Cổ tức tỷ lệ 100% là con số mơ ước, tuy nhiên năm 2019 vừa qua đánh dấu khá nhiều doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ này. Mới đây, tháng 8/2019 FPT Online (FOC) đã chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền tỷ lệ 100%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 10.000 đồng.
Đây cũng chưa phải là lần duy nhất trong năm 2019 vừa qua FPT Online trả cổ tức cho cổ đông. Trước đó tháng 5/2019 công ty đã trả nốt cổ tức đợt 2/2018 cũng bằng tiền tỷ lệ 80%, nâng tổng tỷ lệ trả cổ tức năm 2018 lên 130%. Đợt 1/2018 công ty đã tạm ứng hồi cuối năm 2018 cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh, năm 2018 FPT Online đạt gần 538 tỷ đồng doanh thu, tăng 3,5% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, xấp xỉ bằng lợi nhuận đạt được năm 2017.
FPT Online được thành lập ngày 1/7/2007, tập trung vào các mảng hoạt động quảng cáo trực tuyến, game Online, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội và dịch vụ SMS. Năm 2000, Công ty chính thức tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến với sản phẩm chính là báo điện tử VnExpress.net, việc vận hành báo điện tử VnExpres s.net cũng đang mang lại nguồn thu chính cho Công ty.
FPT Online cũng thường chi trả cổ tức khá cao bằng tiền. Tuy vậy, FPT Online đang đối mặt với tình trạng doanh thu, lợi nhuận đi ngang. Doanh thu năm 2019 đạt 609 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 320 tỷ đồng, vừa vặn hoàn thành kế hoạch năm trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ chưa đến 4 tỷ đồng, lên mức 256 tỷ đồng.
Vĩnh Hoàn (VHC) cũng trả cổ tức tỷ lệ 100%
Doanh nghiệp ngành thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) cũng vừa chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100% ngay ngày cuối năm 2019 cho cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp đôi.
Đáng chú ý, dù trả cổ tức tỷ lệ rất cao để tăng vốn điều lệ, nhưng kết quả kinh doanh năm 2019 của công ty cũng chưa đạt kế hoạch đặt ra. Doanh thu cả năm đạt gần 7.900 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế giảm 18%, về mức 1.180 tỷ đồng, mới hoàn thành 96% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Diễn biến giá cổ phiếu VHC trong 1 năm gần đây.
Cùng với kết quả kinh doanh giảm sút, giá cổ phiếu VHC cũng giảm mạnh từ đầu năm 2019, từ vùng giá xấp xỉ 46.500 đồng/cổ phiếu xuống còn 34.800 đồng/cổ phiếu như hiện nay, tương ứng mức giảm 25%. Trong đó, dù có thông tin trả cổ tức tỷ lệ 100% hỗ trợ, nhưng đầu tháng 1 đến nay cổ phiếu VHC tiếp tục giảm từ mức giá 39.600 đồng/cổ phiếu. Thậm chí có lúc cổ phiếu VHC đã giảm đến mức 31.000 đồng/cổ phiếu trước lúc hồi phục về 34.800 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Habeco gây khá nhiều bất ngờ
Cái tên gây khá nhiều bất ngờ là Habeco (BHN) – doanh nghiệp lần đầu được nhắc đến trong TOP những doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao. Trên thực tế, lần này Habeco được điểm danh với tỷ lệ trả cổ tứ 75,57% - đây là biệc thực hiện chi trả cổ tức cho năm 2017 theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2019 đã thông qua.
Nguồn vốn chi trả lấy từ hơn 201 tỷ đồng từ LNST lũy kế đến 31/12/2017, lấy 17,6 tỷ đồng từ nguồn cổ tức được chia từ CTCP Bia Hà Nội Hải Dương theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và lấy 1.533 tỷ đồng từ nguồn quỹ đầu tư phát triển cũng theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Còn nhiều doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ rất cao
Năm 2019 còn có rất nhiều doanh nghiệp trả cổ tức, cổ phiếu thưởng tỷ lệ rất cao nữa như Khoáng sản Hải Dương (KHD) trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu tỷ lệ 87% và trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3%. Tổng tỷ lệ chi trả 90%.
Đáng chú ý năm 2018 Khoáng sản Hải Dương đạt 118 tỷ đồng doanh thu, giảm 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8 tỷ đồng, tăng 6% so với lợi nhuận đạt được năm 2017. Tổng LNST chưa phân phối đến hết năm 2018 đạt 16,8 tỷ đồng. Ngoài ra Khoáng sản Hải Dương còn có hơn 536 triệu đồng vốn khác thuộc chủ sở hữu. Như vậy, sau phát hành, Khoáng sản Hải Dương đã dành gần hết "của để dành" để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông.
Còn TV2 (Tư vấn điện 2) sau cú sốc về EPS năm trước, năm nay cũng gây ấn tượng với việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 62,5%. Cộng thêm trước đó, tháng 6/2019 công ty trả cổ tức đợt 2/2018 tỷ lệ 20%, thì trong năm 2019 vừa qua cổ đông TV2 đã nhận tổng cộng cổ tức tỷ lệ 82,5%. Tư vấn xây dựng điện 2 cũng đã hủy niêm yết trên HNX và chuyển cổ phiếu sang niêm yết trên HoSE.
Saigon Cargo Service (SCS) cũng đã trả cổ tức năm 2018 tổng tỷ lệ 72%, chia làm 2 lần với các tỷ lệ 35% và 37%. Bên cạnh đó, Chăn nuôi Phú Sơn (PSL - cổ phiếu thưởng tỷ lệ 75% và trước đó là cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25%. Hay Nam Hoa Toy (NHT) – nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50%. Đá Núi Nhỏ (NNC) vừa tạm ứng xong cổ tức bằng tuền tye lệ 50%, đã lại tạm ứng thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25% trong những tháng cuối năm.
Năm 2019 đã khép lại, nhà đầu tư lại chuẩn bị đón năm 2020 với những thông tin bất ngờ mới về cổ tức.
Nhịp sống kinh tế