MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm đầu tư nóng nhất châu Á

04-08-2016 - 12:37 PM | Tài chính quốc tế

“Trong khi vẫn còn tồn tại những bất ổn xung quanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Đài Loan (Trung Quốc) vẫn khá ổn. Đó chính là lý do tiền đổ về hòn đảo này”. Peter Tzeng – giám đốc cấp cao tại IBTS Investment Consulting Đài Bắc nhận định.

Chỉ trong tháng trước, tổng số tiền quỹ nước ngoài đổ vào hòn đảo này lên tới 5,4 tỷ USD, nâng tổng số vốn chảy vào từ đầu năm đến nay lên 11,6 tỷ USD, đồng thời đưa Đài Loan trở thành điểm đến thu hút nhất của nhà đầu tư trong số 9 thị trường châu Á được Bloomberg theo dõi. Điều này đã giúp đẩy giá cổ phiếu và đồng tiền khu vực này lên mức cao nhất cả năm.

Những người đặt cược vào chỉ số TWSE (rổ chỉ số trên sàn chứng khoán Đài Loan) và đồng Đài tệ cho rằng sự ra mắt của iPhone 7 sẽ kích thích lợi nhuận của những nhà cung cấp Đài Loan và mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan sẽ tiến triển tốt đẹp dưới chế độ chính trị của bà Thái Anh Văn.

“Sức hấp dẫn của Đài Loan tăng mạnh bởi mọi người đều biết rằng iPhone 7 sẽ được ra mắt vào tháng 9 hoặc tháng 10, do đó hoạt động sản xuất sẽ được bắt đầu trong quý II”. Hsienwen Yeh – giám đốc Prudential Financial Securities Investment Trust tại Đài Bắc cho biết.

Kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nhậm chức lãnh đạo khu vực Đài Loan (Trung Quốc) ngày 20/5, chỉ số Taiex đã tăng 15% nếu tính theo đồng USD – mạnh thứ 4 trong số 94 chỉ số toàn cầu mà Bloomberg theo dõi. Đồng Đài tệ cũng tăng hơn 3,3% - mạnh thứ 3 tại châu Á sau Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, cổ phiếu các công ty công nghệ dẫn đầu đà tăng. Hãng sản xuất chất bán dẫn Taiwan Semiconductor Manufacturing – công ty niêm yết cổ phiếu lớn nhất Đài Loan đồng thời là nhà cung cấp cho đối tác Apple đã chạm mốc đỉnh lịch sử sau khi được dự đoán doanh thu quý III sẽ vượt kỳ vọng khi mà thời điểm ra mắt iPhone 7 ngày càng đến gần.

“Tôi sẽ cho thêm vào danh mục chỉ số của mình một vài cái tên liên quan đến iPhone 7”. Stevie Chou – giám đốc cổ phiếu tại Manulife Asset Management Đài Loan cho biết. “Quý III sẽ là một mùa bận rộn đối với những nhà sản suất đồ công nghệ thông tin”.

GDP năm 2016 của Đài Loan đã tăng 0,69% kể từ tháng 4 đến tháng 7, sau 3 quý liên tiếp suy giảm. Đồng Đài tệ mạnh cũng là một rủi ro đối với các công ty xuất khẩu vốn đang nhận được ưu thế từ một đồng tiền yếu trong 17 tháng vừa qua.

Tuy nhiên, nhà đầu tư đã quan sát kỹ những thách thức này khi tìm kiếm thị trường có tỷ suất cổ tức cao trong bối cảnh lợi nhuận đi xuống tại nhiều nơi trên thế giới bên cạnh việc Fed có thể sẽ không nâng lãi suất trong năm nay. Tỷ suất cổ tức 4,03% của Đài Loan cao thứ 2 tại châu Á chỉ sau Úc. Đồng thời, mức P/E 16,2 điểm vẫn thấp hơn mức trung bình 5 năm là 17,4 điểm.

“Trong khi vẫn còn tồn tại những bất ổn xung quanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Đài Loan vẫn khá ổn. Đó chính là lý do tiền đổ về hòn đảo này”. Peter Tzeng – giám đốc cấp cao tại IBTS Investment Consulting Đài Bắc nhận định.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên