MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp kêu phí cao, chủ đầu tư nói 'hợp lý'

Tại cuộc tọa đàm, “Minh bạch - Hiệu quả BOT, cách nào?” tổ chức ngày 9/6 tại trụ sở Báo Tiền phong, đại diện doanh nghiệp (DN) vận tải cho rằng mức phí BOT quá cao, là một gánh nặng cho DN, trong khi đó, đại diện các nhà đầu tư BOT cho rằng, mức phí đó là “hợp lý”.

Nêu ý kiến tại tọa đàm, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Cty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho biết: “Cũng là DN kinh doanh như các chủ đầu tư BOT. Chúng tôi muốn tìm được tiếng nói chung để các chủ đầu tư BOT có cơ chế, như vé tháng để giảm giá thành vận tải. Chưa có một đơn vị vận tải nào dám đi lên BOT cao tốc. Đó chính là thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và bản thân BOT”.

“Nói là cao tốc, chất lượng, nhưng với tốc độ chạy như vậy không đảm bảo. Đặc biệt đường Hà Nội – Lào Cai, kể cả đường Hà Nội – Hải Phòng. Mới đi vào khai thác đã thấy xuống cấp, mấp mô mặc dù xe container đi vào rất ít. Chúng tôi lo rằng đến một lúc nào đó, lấy nguồn vốn ở đâu để tu bổ những con đường đó?”, ông Hải đặt câu hỏi.

Tới đây, chúng tôi đang xem xét phương án giám sát xã hội hóa bằng việc cho 1 bên thứ 3 cùng tham gia vào việc giám sát lưu lượng xe trên các cung đường mà Tổng Cty VEC đang khai thác”.

Ông Phạm Hồng Quang

Trả lời những băn khoăn của DN, ông Đặng Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Cty phát triển Hạ tầng tài chính Việt Nam, đơn vị đầu tư cao tốc Hà Nội- Hải Phòng cho rằng, khi nhận dự án làm đường, đơn vị đã phải làm từ khâu giải phóng mặt bằng đến hoàn thành con đường, mất đến 7 – 8 năm, có nhiều vất vả, khó khăn, nguồn vốn đầu tư rất lớn, quá sức đối với DN, nên cần phải có các nguồn khác như trái phiếu Chính phủ hay ODA… mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Chưa kể, sau khi hoàn thành công trình, DN phải chịu trách nhiệm cả về trùng tu, bảo dưỡng… nên chi phí làm đường thật sự là vấn đề.

“Tôi nghĩ, thời gian thu phí không còn là 30 năm, mà phải lâu hơn. Trên thực tế, không có vốn, các nhà đầu tư không muốn tham gia. Muốn làm giàu phải làm đường, việc làm đường mang lại hiệu quả lợi ích chung từ DN, nhà nước, người dân đến nền kinh tế. Làm đường quan trọng nhưng cần quá nhiều vốn, khiến các DN có phần e ngại”, ông Tâm nói. Ông Tâm đồng ý với kiến nghị nên sửa đổi quy định pháp luật về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN, cơ quan quản lý và người dân, tránh các bức xúc, mâu thuẫn.

Trong khi đó, ông Phạm Hồng Quang, Phó Tổng GĐ Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thừa nhận điều gây bức xúc trong dư luận hiện nay là giá phí, tuy nhiên,với những tuyến đường VEC đầu tư và khai thác thu phí khá hợp lý.

“Trước thực tế các phương tiện bức xúc về việc “bủa vây” BOT thì VEC luôn cho người dân sự lựa chọn. Chúng tôi đầu tư vào những con đường mới 100%, song song với quốc lộ để người dân lựa chọn”, ông Quang nói. Cũng theo ông Quang, VEC có các Cty thành viên, có bộ phận giám sát thu phí rõ ràng, tất cả hình ảnh được truyền trực tiếp về Cty.

“Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ đếm lưu lượng xe là một sự minh bạch. Nên nói việc không rõ ràng trong việc đếm xe là không có. Tới đây, chúng tôi đang xem xét phương án giám sát xã hội hóa bằng việc cho 1 bên thứ 3 cùng tham gia vào việc giám sát lưu lượng xe trên các cung đường mà Tổng Cty VEC đang khai thác”, ông Quang nói.

Theo Trường Phong

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên