Doanh nghiệp nhóm nào nhận được hỗ trợ Covid-19 từ Chính phủ nhiều nhất?
Câu hỏi này được giải đáp trong khảo sát của Báo cáo “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) thực hiện.
- 16-01-2021T&T Group đề xuất loạt dự án 'khủng' ở Nghệ An
- 16-01-2021“Mù mờ” trách nhiệm kiểm soát quảng cáo lậu của các mạng lưới trực tuyến Google, Facebook?
- 16-01-2021Kinh doanh online, một cá nhân ở Hà Nội nộp thuế 23 tỷ đồng
Để giúp các doanh nghiệp đối phó với những khó khăn trong thời kỳ dịch Covid-19, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch. Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp được điều tra, chỉ có 22,25% các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ.
Theo báo cáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), trong các lý do doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ, có tới 54,67% các doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện để nhận được hỗ trợ. Có tới 25,95% doanh nghiệp không biết đến các chính sách hỗ trợ, có 14,88% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên các doanh nghiệp không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ.
Tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô lớn nhận được hỗ trợ từ Chính phủ là lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ với 34,04% doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lý do không nhận được hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn chủ yếu đến từ việc không đáp ứng được điều kiện hỗ trợ (68,97%) chứ không phải do không có thông tin về chính sách.
Trong số 22,25% doanh nghiệp được hỗ trợ thì nhóm nhận được hỗ trợ nhiều nhất là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch; lưu trú, ăn uống (chiếm 36,36%), tiếp đến là doanh nghiệp dệt may (chiếm 24,66%), logistics (chiếm 24,59%), bất động sản (chiếm 24,19%). Các lĩnh vực còn lại có tỷ lệ được hỗ trợ thấp hơn so với mức trung bình chung, trong đó thấp nhất là nhóm công nghệ (chỉ có 6,67% doanh nghiệp được hỗ trợ).
Nếu xét theo quy mô thì doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên được hỗ trợ nhiều, doanh nghiệp có quy mô từ 50 đến dưới 200 người có tỷ lệ được hỗ trợ cao nhất (chiếm 37,74%), tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn (từ 200 người trở lên) chiếm 34,04%, doanh nghiệp có dưới 10 người có tỷ lệ được hỗ trợ chỉ khoảng 13%...
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với các chính sách được hỗ trợ thì chính sách liên quan đến gia hạn nộp thuế (thuế VAT, thuế TNDN) có tỷ lệ cao nhất (69,88%), tiếp đến là gia hạn tiền thuế đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất (điện, nước, xăng...) đều chiếm tỷ lệ 18,07%, đặc biệt chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính, gia hạn nộp thuế cho hoạt động xuất, nhập khẩu không có doanh nghiệp nào được hỗ trợ - có thể do các tỷ lệ các doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu trong mẫu điều tra rất nhỏ so với tổng số.