Doanh nghiệp Trung Quốc: Thích nghi hay là chết vì chiến tranh thương mại?
Thành phố công nghiệp Trung Quốc đang đương đầu với khủng hoảng và đối diện với nhiều cú sốc đe dọa tác động xấu đến cỗ máy công nghiệp của thành phố. Chia sẻ Tweet
- 18-01-2019Đông Nam Á bắt đầu “ngấm đòn” chiến tranh thương mại?
- 18-01-2019Chiến tranh thương mại chưa mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam
- 08-01-2019Tương lai chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Có thể đạt thỏa thuận nhưng khó lòng hạ nhiệt
Ông chủ công ty sản xuất giày Yi He Footwear, ông Zhu Jun, đã bật khóc khi viên chức của tòa án thành phố đến tịch thu chiếc xe ô tô mà ông mơ ước.
Công ty giày Yi He Footwear do ông sáng lập ra đã sụp đổ 2 tháng trước khi mà nhiều khách hàng trong cơn khó khăn về tài chính đã không trả tiền đúng hạn cho ông, ông Zhu cùng lúc đó đã không thể có được tài sản nào đảm bảo cho việc vay tiền của công ty.
Chiếc xe Audi Q7 của ông đã bị tòa bán đi nhằm lấy tiền trả lương cho nhân viên, câu chuyện này cho thấy khó khăn mà doanh nghiệp Trung Quốc đang đối mặt, theo bài đăng mới đây trên Bloomberg.
Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện tại trung tâm thương mại thành phố Ôn Châu, ông Zhu nói: “Mọi chuyện thật quá tồi tệ với các công ty nhỏ. Trong 4 năm tôi điều hành công ty, chưa bao giờ tình hình khó khăn như hiện nay”.
Khi mà ngành sản xuất Trung Quốc phát triển cực thịnh, tại Ôn Châu, thành phố nổi tiếng với nhiều doanh nghi này, đã có rất nhiều người trở thành tỷ phú. Giờ đây, thành phố đang đương đầu với khủng hoảng và đối diện với nhiều cú sốc đe dọa tác động xấu đến cỗ máy công nghiệp của thành phố.
Người ta có thể nhìn thấy rõ sự khủng hoảng này tại trung tâm mua sắm của thành phố - nơi từng đóng góp quan trọng mang lại sự thịnh vượng của Ôn Châu, khủng hoảng bắt nguồn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, chi phí tăng cao, chính phủ siết chặt quản lý với tài chính trong bóng tối và ô nhiễm.
Ngay cả từ trước căng thẳng thương mại với Mỹ, quá trình dịch chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ các ngành sản xuất sang định hướng dịch vụ và những ngành công nghệ cao chưa bao giờ dễ dàng.
Tổng nợ hiện đang khoảng tương đương 2,5 lần GDP. Trong ngày thứ Hai, các chuyên gia kinh tế dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ thông báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ chỉ đạt 6,6% - tốc độ thấp nhất trong 3 thập kỷ. Niềm tin kinh doanh đang đi xuống, tiêu dùng người dân giảm mạnh.
Không giống những lần kinh tế suy giảm trước đây, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lần này đã ngại bơm thêm tiền vay để kích thích tăng trưởng. Thay vào đó, họ sử dụng biện pháp kích cầu trong nỗ lực ngăn kinh tế toàn cầu suy giảm.
Số liệu công bố ngày thứ Hai có thể cho thấy sản xuất công nghiệp tháng 12/2018 tăng trưởng chỉ đạt 5,3% trong khi đó tăng trưởng GDP quý 4/2018 đạt 6,4% - tốc độ tăng trưởng thấp nhất tính từ thời kỳ tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 1 thập kỷ.