MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận của công ty sản xuất Omachi, Chin-su đột ngột giảm mạnh sau 8 năm tăng trưởng phi mã

03-02-2016 - 03:12 AM | Doanh nghiệp

Doanh thu các sản phẩm chủ lực của Masan Consumer như nước chấm, mì ăn liền và cà phê hòa tan hầu như “dậm chân tại chỗ” trong năm 2015.

Trong những năm vừa qua, đà tăng trưởng ngoạn mục Masan Consumer là câu chuyện đã tốn không ít “giấy mực” của giới truyền thông cũng như giới tài chính. Kết hợp cả tăng trưởng thông qua tự đầu tư và rút ngắn thời gian thông qua M&A, Masan Consumer đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam.

Masan hiện có trong tay nhiều thương hiệu hàng đầu trong nhiều dòng sản phẩm mì ăn liền, nước chấm và đồ uống như Omachi, Chin-su, Vinacafe, Vĩnh Hảo, Quang Hanh..

Nếu như năm 2006, Masan Consumer chỉ đạt chưa đến 600 tỷ doanh thu và 30 tỷ lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2014, kết quả tương ứng là 13.100 tỷ và 3.400 tỷ đồng. Lợi nhuận 2014 của Masan Consumer thậm chí còn cao hơn cả Sabeco cũng như bất kỳ ngân hàng tư nhân nào.

Tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, công ty đã đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2015 với doanh thu từ 15.500 đến 17.500 tỷ đồng và lãi sau thuế từ 3.600 đến 4.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Masan Consumer đã kết thúc năm 2015 với doanh thu gần như đi ngang, đạt 13.200 tỷ trong khi lợi nhuận giảm 15% xuống 2.900 tỷ đồng.

 

Theo thông cáo báo chí của Masan Group – công ty mẹ của Masan Consumer – thì ngành hàng gia vị của công ty (nước chấm, tương ớt) chỉ đạt mức tăng trưởng một con số trong khi ngành thực phẩm tiện lợi đi ngang do thị trường mì ăn liền tăng trưởng âm về khối lượng tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Vinacafe Biên Hòa (VCF) – công ty con chuyên về cà phê hòa tan và ngũ cốc – cũng chứng kiến doanh thu đi ngang còn lợi nhuận giảm 25%.

Trong khi doanh thu đi ngang thì lợi nhuận của Masan Consumer lại giảm mạnh, chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 1.000 tỷ xuống 1.151 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến nay, doanh thu tài chính của công ty luôn duy trì ở trên mức 1.000 tỷ/năm.

Theo giải trình của công ty, thu nhập từ hoạt động tài chính chủ yếu là do số dư tiền mặt giảm do công ty đã tiến hành trả cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ trong năm 2014. Tại thời điểm cuối năm 2015, Masan Consumer có chỉ còn dưới 3.400 tỷ đồng tiền mặt trong khi tại thời điểm cuối năm 2014 có trên 7.300 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2015 của Masan Consumer

Kiến Khang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên