Rất ít doanh nghiệp quan tâm tới hội nhập
Trước câu hỏi của chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu: “Ở đây, bao nhiêu doanh nghiệp đã chuẩn bị cho hội nhập?”. Đáp lại câu hỏi trên, chỉ khoảng 15% trong số 500 lãnh đạo doanh nghiệp (DN) có mặt trả lời. Trong 15% đó, 2-3% nói có chuẩn bị, 10% chưa chuẩn bị gì, một số nói thẳng không quan tâm.
- 19-04-2015Tăng thuế, phí bù đắp thất thu do hội nhập?
- 10-04-2015Hội nhập kinh tế quốc tế: Nước đã đến chân!
- 24-03-2015Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hội nhập
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Khảo sát trên được TS Nguyễn Trí Hiếu thực hiện ngay tại hội thảo “Định hướng phát triển DN trong tình hình kinh tế mới”, do Ngân hàng MB cùng Tổ chức Giáo dục PTI tổ chức chiều 18/4. Ông Hiếu kể, khi gặp lãnh đạo các DN đều hỏi như vậy, nhưng rất ít DN trả lời có chuẩn bị. “Hình như các DN xem vấn đề hội nhập là việc của Chính phủ, những đoàn đàm phán, không phải của mình”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, khi nói tới các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam với thế giới, mọi người đều rất hào hứng vì Việt Nam mở cửa, hàng hóa lưu thông dễ dàng. Nhưng theo vị chuyên gia này, chưa ai đặt câu hỏi các FTA đó sẽ đưa Việt Nam đi tới đâu, chúng ta phải chuẩn bị gì để đứng vững trong hội nhập?
Ông Hiếu cho rằng, hội nhập sẽ ảnh hưởng tới không chỉ DN, mà cả từng người lao động, trong đó có ông. Vì khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nước phải mở cửa thị trường lao động, các chuyên gia, người lao động trong khu vực sẽ vào Việt Nam và cạnh tranh với lao động trong nước. “Chúng ta sẽ không được miễn trừ trong hội nhập”, ông Hiếu nói. Do đó, các chuyên gia khuyên DN Việt cần xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể và cho hội nhập.
Theo Lê Hữu Việt
Tiền Phong