MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Đội quân' lương 4 USD/ngày sắp định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, phụ trách sản xuất cho cả thế giới

02-09-2019 - 13:30 PM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ trở thành một cơ sở sản xuất quan trọng khi các công ty đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Vào một buổi sang mùa hè ẩm ướt, hàng tá chiếc xe bus đang xếp hàng dài bên ngoài những tòa nhà thấp tầng màu xanh xám tại một bang ở miền nam Ấn Độ có tên Andhra Pradesh. Những phụ nữ trong trang phục truyền thống kameezzes disembark sặc sỡ đang ùn ùn kéo vào bên trong.

Ca đêm tại nhà máy sản xuất điện thoại di động của Foxconn ở Sri City vừa kết thúc, hàng nghìn phụ nữ trẻ lũ lượt kéo ra song song với đó là dòng người bước vào thay thế họ. Một trong số những người đó có Jennifer Jayadas – 21 tuổi, người gầy, cao sống cách đó hàng nghìn dặm trong một căn nhà cũ với bố mẹ.

Sau khi nhận một bữa sáng miễn phí với bánh mì kẹp cà ri khoai tây, Jayadas đội chiếc mũ trắng, tạp dề, đôi giầy chống tĩnh điện và một chiếc gang tay nhỏ xíu. Sau đó, Jayadas đứng vào dây chuyền kiểm định – nơi cô sẽ dành ra 8 giờ sắp tới để đảm bảo những chức năng của chiếc điện thoại như âm lượng, chế độ rung sẽ hoạt động tốt. "Điện thoại thông minh trước đây hầu hết làm ở Trung Quốc. Hiện tại, chúng tôi sản xuất nó ở đây".

Foxconn đã mở nhà máy đầu tiên tại Ấn Độ từ 4 năm trước. Họ hiện đang điều hành 2 nhà máy lắp ráp với kế hoạch mở thêm 2 nhà máy nữa. Ấn Độ trở thành một cơ sở sản xuất quan trọng khi các công ty đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Việc thành công ở Ấn Độ đang ngày càng trở nên cấp bách hơn kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại vào năm ngoái và tuyên bố đánh thuế vào hàng nghìn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc gồm cả những thiết bị mà Foxconn sản xuất cho Apple, Amazon và nhiều công ty khác.

Cuối tháng 8 vừa qua, ông Trump đã tiếp tục gây bão khi ra lệnh cho các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc. 2 ngày sau đó, ông Trump rút lại yêu cầu của mình nhưng nhiều công ty đã buộc phải suy nghĩ nghiêm túc về việc xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn rất tốn kém.

"Không để trứng vào cùng một giỏ"

"Không bao giờ bỏ trứng vào cùng một giỏ là một quy tắc kinh doanh cơ bản", Josh Foulger – người đang điều hành hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ của Foxconn nói. "Chúng tôi phải tìm ra được địa điểm thay thế đáng tin cậy và khả thi. Dĩ nhiên địa điểm thay thế phải có tính cạnh tranh. Chúng tôi không thể đặt nhà máy tại Mexico để sản xuất điện thoại di động. 10 năm trước thì có thể thế nhưng bây giờ thì không được".

Foulger, 48 tuổi lớn lên tại Chennai và theo học Đại học Texas ở Arlington trước khi quay về Ấn Độ để thiết lập nhà máy sản xuất cho Nokia. Ông gia nhập Foxconn từ 4 năm trước để giúp nhà sáng lập Tery Gou xây nhà máy ở Ấn Độ - thị trường điện thoại thông minh đang phát triển nhanh nhất thế giới.

Đội quân lương 4 USD/ngày sắp định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, phụ trách sản xuất cho cả thế giới - Ảnh 1.

Nhà máy tại Ấn Độ đầu tiên của Foxconn ở Sri City – một đặc khu kinh tế - nơi hàng hóa có thể được xuất và nhập với thủ tục hành chính dễ dàng và các công ty nước ngoài làm mọi thứ từ tã lót đến tàu chở hàng. Nhà máy của Foxconn hiện sử dụng 15.000 công nhân – khoảng 90% trong số họ là phụ nữ và lắp ráp điện thoại cho nhiều hãng khác nhau bao gồm cả Xiaomi. Trong những tháng gần đây, công nhân nhà máy này bắt đầu kiểm định và lắp ráp iPhone X cho Apple – sản phẩm sẽ được bán tại Ấn Độ trước khi xuất khẩu.

Nhà máy sản xuất di động thứ 2 của Foxconn được mở vào năm 2017 tại Sriperumbudur – cách vị trí đặt nhà máy thứ nhất khoảng 2 giờ lái xe. Ở đây đang sử dụng 12.000 công nhân và một phần dây chuyền tự động. "Đến năm 2023, cả 2 nhà máy sẽ được mở rộng lớn hơn và sẽ mở thêm 2 nhà máy nữa".

Foxconn hiện vẫn đang nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, nhưng họ đang hướng đến việc nội địa hóa sản xuất màn hình và bảng mạch. Foulger đang nhắm đến thị trường điện thoại nội địa và 10% thị phần quốc tế (hiện đang nắm giữ 2,5%). Ông cũng muốn đưa thêm các dòng sản phẩm khác, trong đó có loa Echo của Amazon vào sản xuất. "Cho tới nay, Ấn Độ đã sản xuất cho các nhu cầu trong nước, không lâu nữa, chúng tôi sẽ sản xuất cho cả thế giới", ông chia sẻ. Vị giám đốc này chia sẻ những lợi thế của đất nước này: Chi phí nhân công chỉ bằng một nửa Trung Quốc, nguồn nhân lực dồi dào chưa kể những nhân lực trình độ cao, và chính phủ luôn giúp đỡ doanh nghiệp.

"Make in India"

Các công ty ở đây luôn nhận được sự giúp đỡ từ Thủ tướng Narendra Modi – người luôn bị áp lực trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp (hiện trên 6%) ở đất nước. Đường hướng "Make in India" đã tồn tại 14 năm tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài mở nhà máy tại đây, biến Ấn Độ thành công xưởng sản xuất. "Mục tiêu là phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện thoại từ 25 tỉ USD lên 400 tỉ USD vào năm 2024" – chia sẻ bởi Pankaj Mahindroo, người đứng đầu Indian Cellular & Electronics Assn – "Phần lớn sẽ dành cho xuất khẩu".

Đây là một chiến lược dài hơi: Hơn 700.000 công việc mới liên quan đến sản xuất linh kiện được tạo ra từ khi chiến lược "Make in India" bắt đầu. Theo thống kê của Mahindroo, lao động trình độ liên quan đến thiết kế công nghiệp đang thiếu hụt và những nguồn cung cấp các linh kiện như pin, nguyên liệu bán dẫn và bộ xử lý. "Mọi thứ đang bắt đầu thay đổi. Ấn Độ có thể đẩy năng lực sản xuất và giúp thế giới giảm phụ thuộc vào Trung Quốc".

Không lâu nữa, Ấn Độ sẽ sản xuất cho cả thế giới!

Foxconn đã góp phần biến Trung Quốc thành trung tâm sản xuất toàn cầu và Gou nói với thủ tướng Modi rằng Foxconn có thể giúp Ấn Độ làm được điều tương tự.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mất 30 năm để làm được điều này. "Lợi thế của Trung Quốc là lực lượng lao động dồi dào có giá khá rẻ và họ đầu tư mạnh vào logistic và vận tải", theo Andrew Polk – nhà sáng lập Trivium China. "Dù lợi thế về lực lượng lao động đang giảm đi nhưng họ đã đầu tư vào quy trình và hệ thống từ lâu vì vậy họ có thể sản xuất hiệu quả về phạm vi và đưa các sản phẩm ra thị trường".

Để đuổi kịp Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ và các lĩnh vực tư nhân phải đầu tư rất lớn vào đường xá, cảng biển và những cơ sở hạ tầng khác. "Khi Trung Quốc làm những điều này, chuỗi cung ứng toàn cầu vốn rất lỏng lẻo. Ấn Độ sẽ không chỉ phải thiết lập được chuỗi cung ứng đúng mà họ còn phải làm tốt hơn Trung Quốc và chiến tranh thương mại là thứ duy nhất có thể giúp họ thời điểm này."

Đội quân lương 4 USD/ngày sắp định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, phụ trách sản xuất cho cả thế giới - Ảnh 2.

Dẫu vậy, Foulger nhận thức rõ còn rất nhiều thách thức. "Tôi có thể khẳng định rằng Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn còn những thiếu sót". Trong khi chính phủ có cung cấp đất, nước và các nguồn lực khác cho nhà máy ở Sriperumbudur của Foxconn, Dell, Flextronics và những công ty khác để thiết lập nên một khu công nghiệp. Dù vậy, Foulger vẫn cần phải thuê phà chở nước phục vụ công nhân trong nhà máy của ông do Chennai và những khu vực lân cận vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Foulger quyết định tuyển hầu hết công nhân là nữ giới. Đó là chuyện bình thường ở Trung Quốc nhưng lại là điều rất kỳ lạ ở Ấn Độ - nơi những phụ nữ vùng nông thôn thường chỉ làm việc nhà hoặc làm nông. Phụ nữ tại khu vực này không được phép làm việc vào buổi tối tại nhà máy cho đến khi chính phủ địa phương và tòa án thay đổi luật từ 4 năm trước.

Chính mẹ Foulger đã đưa ra ý tưởng này và thuyết phục ông cho những người phụ nữ cơ hội. Bà nói với ông rằng phụ nữ rất chăm chỉ, đáng tin cậy nhưng hoàn cảnh gia đình đã khiến họ không thể học hành. Nhiều người buộc phải đi làm từ sớm hoặc lấy chồng và có con ở tuổi quá trẻ.

Foulger nói rằng do hầu hết các nhà máy Ấn Độ thích tuyển nam giới nên việc tuyển dụng công nhân nhà máy của ông diễn ra khá dễ dàng với chiến lược kể trên. Tuy nhiên, ông phải cung cấp một vài tiện nghi đặc biệt cho các nữ công nhân trong nhà máy. Ví dụ, điều hòa không khí luôn phải bật ở 26 độ vì phụ nữ tại đây chưa bao giờ được sử dụng điều hòa trước đó. Ông cũng chi thêm tiền để đảm bảo an ninh cho công nhân, cung cấp xe bus cho họ, chỗ ở cho những người ở xa nhà máy. Tuy nhiên, ông cho rằng tất cả những điều đó đều đáng tiền bởi "phụ nữ làm việc chăm chỉ và họ xứng đáng được cho những cơ hội đó".

Đội quân lương 4 USD/ngày sắp định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, phụ trách sản xuất cho cả thế giới - Ảnh 3.

Suốt nhiều năm, Foxconn bị chỉ trích vì điều kiện làm việc ngặt nghèo tại các nhà máy Trung Quốc. Tuy nhiên, trong chuyến thăm tới các nhà máy tại Ấn Độ của Foxconn, không có dấu hiệu cho thấy điều kiện làm việc tồi tệ. Các công nhân nhà máy chỉ phàn nàn về sự đơn điệu. Từ giây phút bước vào nền nhà máy tới khi kết thúc ca làm việc 8 tiếng, công nhân cứ lặp đi lặp lại những vòng quay giống nhau. Mục tiêu sản lượng hàng ngày phải được thực hiện đúng bằng mọi giá.

Shivaparvati Kallivettu, 24 tuổi cũng làm ở đây. Cô giải thích rằng giờ giải lao chính của cô là mỗi buổi sáng trong canteen nhà máy khi ăn sáng.

Hy vọng từ những nữ công nhân giá rẻ

Công nhân nữ nhận việc ở đây vì nhiều lý do khác nhau: Có thể là để có tiền cho con đi học hay giải quyết nợ của gia đình. Có lương sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Jayadas nhận 9.000 rupees mỗi tháng (khoảng 130 USD), tức là 4 USD/ngày – mức chỉ bằng 1/3 so với lương trung bình ở Trung Quốc). Họ có xe bus riêng và 2 bữa ăn miễn phí.

Để tránh sự nhàm chán, công ty đã đào tạo cho các công nhân ít nhất 10 kỹ năng về kiểm định, đóng gói và các dây chuyền lắp ráp để họ có thể chuyển qua những vị trí công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhiều công nhân vẫn xem công việc này như một công việc tạm thời. Gần đây, 400 công nhân đã nghỉ làm ca ngày. Các quản lý phát hiện ra họ đồng loạt nghỉ để tham gia làm bài thi tuyển dụng giáo viên của chính phủ - một công việc có mức lương chỉ bằng 1/3 so với ở Foxconn nhưng họ có nhiều thời gian hơn.

Sau khi kết thúc ca làm, Jayadas lên xe bus, về nhà trước 4 giờ chiều. Cô nấu cơm, sau đó đi lấy 12 thùng nước để phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình. Toàn bộ tiền lương cô gửi cho bố mẹ. "Đầu tiên, căn nhà cần được sửa chữa. Sau đó, tôi muốn tiết kiệm cho một khóa học về làm đẹp".

Theo Vân Đàm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên