Đông y gọi hạt này là "vua hút chất độc": Ăn đều có thể thải độc, sạch mạch máu, sống thọ
Tuổi thọ mạch máu luôn đồng hành với tuổi thọ con người, mạch máu hỏng thì sức khỏe sẽ nguy cấp. Làm sao để biết mạch máu bị tắc? Ăn gì để chúng trở nên thông suốt? Đây là đáp án.
- 31-10-2018"Mầm" ung thư ẩn náu ở 7 loại thực phẩm: Nếu không muốn mắc bệnh, bạn nên đặc biệt chú ý!
- 30-10-2018Muốn làm sạch gan tự nhiên thì chớ nên bỏ qua danh sách những siêu thực phẩm sau
- 30-10-2018Đau nửa đầu gây ra bởi sự co giãn bất thường của mạch máu não nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm đau bằng những thực phẩm sau
Tuổi thọ con người phụ thuộc vào tuổi thọ mạch máu
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có mong muốn bản thân có thể sống thật lâu và khỏe mạnh, nhưng không phải ai cũng có thể biến ước mơ đó thành hiện thực. Và thực tế, không phải ai cũng có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh trường thọ.
Vấn đề chính để thực hiện mong muốn này chính là cách chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Khỏe mạnh hay không, liên quan đến rất nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia trên kênh Dưỡng sinh của Trung Quốc, điều kiện để khỏe mạnh có thể bắt đầu bằng việc mạch máu của bạn có thông thoáng sạch sẽ hay không, đây là yếu tố rất quan trọng.
Ngoài ra, nếu mạch máu thông rồi, thì các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa mới có thể vận chuyển đến các mạch máu, từ đó mới có thể vận chuyển đi đến các cơ quan trong cơ thể và nuôi chúng, giúp hệ thống vận hành ổn định và thông suốt.
Nếu mạch máu tắc, hoặc có vấn đề, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển máu. Hầu hết các vấn đề nguy cơ với sức khỏe sẽ bắt đầu từ những nguyên nhân nhỏ như vậy, bệnh nhỏ trở thành bệnh lớn, như nhồi máu não, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim...
Làm sao để biết mạch máu có bị tắc hay không?
Nhiều người nói rằng, họ thật sự không có cách nào phát hiện ra việc mạch máu có bị tắc hay không nếu không đi khám. Nhưng thực tế, có một bí quyết vô cùng đơn giản, một động tác có thể phát hiện ra ngay. Hãy xem thử.
Cách kiểm tra:
Dùng ngón tay sờ vào sống lưng chân, ở điểm cao nhất, cho đến khi bạn cảm nhận được rằng bạn đã sờ vào trúng mạch máu. Nếu có cảm giác mạch máu đập đều, nghĩa là máu chảy thuận lợi, mạch máu rộng thoáng.
Ngược lại, nếu bạn đi đi lại lại một chút, tiếp tục sờ vào mạch trên. Nếu không cảm nhận được nhịp mạch đập, thì có nghĩa rằng mạch máu của bạn không được thông suốt, có thể có dấu hiệu bị tắc. Trong trường hợp có nghi ngờ, bạn nên đi viện kiểm tra.
Mạch máu bị tắc, nghĩa là trong đó có "rác" quá nhiều, bạn cần làm gì?
Khi mạch máu bị tắc, đều có sự liên quan lớn đến thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống. Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng tuổi tạc, mạch máu cũng có tỉ lệ cứng dần theo thời gian. Khi mạch máu bị tắc hoặc hẹp lại hay xơ cứng, bạn cần phải làm gì?
Có rất nhiều phương pháp, nhưng điều đầu tiên, muốn cho mạch máu thông rộng trở lại thì nên điều chỉnh cách ăn uống. Nên chọn ăn nhiều thực phẩm giúp làm mềm mạch máu, giúp cho mạch máu giãn rộng, làm cho chúng trẻ hóa, đàn hồi tốt.
Trong nghiên cứu của Đông y, có một món đậu được xem là "vua thải độc ", có tác dụng lớn trong việc làm thông mạch máu, dễ hấp thụ vào cơ thể, loại bỏ các chất được cho là rác thải nằm trong mạch máu. Đó chính là đậu tuyết (hay còn gọi là đậu Hà Lan ).
Đậu Hà Lan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, carotenoid, acid folic, vitamin B6, chất xơ, kali và các chất dinh dưỡng khác, các chất này có để làm sạch rác trong mạch máu, và thông tắc các mạch máu, đồng thời có thể làm giảm độ nhớt máu, giảm tắc mạch máu, cũng là một chất dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não.
Mặc dù đậu Hà Lan là tốt, nhưng ăn thế nào cho đúng, để mang lại hiệu quả làm sạch chất thải mạch máu?
Đối với đậu Hà Lan, ăn uống với phương pháp nấu ăn thông thường thì sẽ có tác dụng loại bỏ chất thải mạch máu ít hơn. Vì vậy cần phải chú ý đến số lượng ăn để hấp thụ tốt nhất, phát huy được tác dụng thải độc và làm sạch mạch máu. Sau đây là 2 cách ăn bạn có thể tham khảo.
1. Nấu đậu Hà Lan thành nước để uống thay trà
Dùng khoảng 300 gram đậu, rửa sạch, giã nhỏ, cho vào túi gạc, đun với nước trong nửa giờ, dùng nước này để uống thay trà.
Đây là cách uống đã được các chuyên gia Đông y thời cổ đại uống để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên cách uống này hơi "tốn" vì cần khá nhiều đậu, cách nấu cũng phiền hà và mất thời gian nhiều hơn so với các cách chế biến khác. Vì vậy, nhiều người chọn cách khác là mua sẵn bột đậu được xay bán sẵn để về sử dụng thay thế.
Bạn có thể chọn cách nào cũng được, tùy theo điều kiện của mình.
2, Uống bột đậu Hà Lan
Nếu nấu trà đậu để uống nước hơi kỳ công và mất thời gian, bạn có thể nghiền đậu thành bột và pha uống. Cách uống này tiện lợi, và giúp cơ thể tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Điều bạn cần chú ý là chọn đậu ngon, sạch, chất lượng tốt, chà xát vỏ đậu cho sáng bóng lên trước khi rang xay. Mỗi ngày pha vài thìa bột uống là được.
Mặc dù trà đậu hay bột đậu Hà Lan tốt cho sức khỏe mạch máu, nhưng bạn cũng đừng quan đi những thói quen lành mạnh hàng ngày. Đừng tiếp tục duy trì những thói quen xấu như lười vận động, hút thuốc, uống rượu, thức khuya…
Nên kiên trì với những thói quen sinh hoạt lành mạnh, lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đó mới là cách tốt để chăm sóc mạch máu của bạn, làm tăng sức khỏe và tuổi thọ.
*Theo Health/TT
Trí thức trẻ