MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đúng mùa cao điểm, tàu vận chuyển container lại đang 'đứng chơi' đầy bên ngoài các cảng châu Á - chuyện gì đang xảy ra?

25-08-2023 - 09:10 AM | Thị trường

Điều này báo hiệu cho một mùa mua sắm không thực sự suôn sẻ vào cuối năm nay.

Đúng mùa cao điểm, tàu vận chuyển container lại đang 'đứng chơi' đầy bên ngoài các cảng châu Á - chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

2023 chứng kiến một mùa hè kém sôi động với các tuyến vận chuyển từ châu Á sang châu Âu - niềm hy vọng về một mùa cao điểm với các đơn hàng nhập khẩu cho kỳ nghỉ lễ đang mờ dần.

Khi các công ty sản xuất hàng hóa từ may mặc đến điện tử đều chất đầy hàng tồn, nhu cầu vận chuyển sẽ ít hơn. Điều này có nghĩa nhiều con tàu đang chờ ở cảng vì các chuyến đi đã bị bỏ trống.

MSC, công ty container lớn nhất thế giới, đã hủy chuyến hành trình vào tuần trước của tàu MCS Daila dài 366m từ châu Á đến Bắc Âu do nhu cầu trên tuyến này chậm lại. Con tàu khổng lồ này có thể chứa 14.000 container có kích thước 20 feet.

“Chúng tôi đang sắp xếp kế hoạch dự phòng với các dịch vụ thay thế”, MSC cho biết thêm. Cuối tháng 7, công ty cũng hủy bỏ chuyến đi theo lịch trình của tàu MSC Topaz trên tuyến đường tương tự.

“Nếu bay đến Singapore, bạn sẽ thấy những con tàu tương tự ở bên ngoài cảng. Rất nhiều tàu đang đậu ở đó chờ cho đến khi có sản lượng tốt hơn”, Sanne Manders, chủ tịch mảng đường biển và hàng không của công ty môi giới vận tải hàng hóa Flexport nói với CNBC.

Thu nhập của các công ty vận tải biển lớn cũng vì thế mà giảm sút. Tháng trước, CMA CGM cho biết EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao) trong quý II đã giảm 73% xuống còn 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ trong khi EBITDA trong nửa đầu năm của Hâpg-Lloyd giảm xuống còn 3,8 tỷ USD từ mức 10,9 tỷ USD cùng kỳ năm 2022.

Maersk báo cáo lợi nhuận quý II trước thuế giảm mạnh ở mức 2,91 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 10,3 tỷ USD cùng kỳ 2022.

Quá nhiều hàng tồn kho

Flexport, đứng thứ 10 trong danh sách Disruptor 50 của CNBC thường xuyên khảo sát khách hàng về lượng hàng họ đang nắm giữ. Đại diện đơn vị này cho hay các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ cao và may mặc có “quá nhiều” hàng tồn kho, trong khi các công ty nội thất nắm giữ một lượng hàng vừa phải hơn. “Chúng ta cần kỳ nghỉ lễ để giải quyết lượng hàng tồn kho này”, vị đại diện nói.

“Thị trường container đang trong giai đoạn nhu cầu sụt giảm. Hàng tồn kho dư thừa cùng với doanh số bán lẻ yếu là một phần nguyên nhân khiến lượng hàng xuất xưởng sụt giảm”, Simon Heaney – Giám đốc cấp cao nghiên cứu về container tại công ty tư vấn hàng hải Drewry nói.

Công ty ghi nhận 13 chuyến tàu bị hủy trên các tuyến đường từ châu Á đến châu Âu trong tháng 7 và dự kiến con số tương tự cho tháng 8 và 9.

Trong khi đó, các nhà bán lẻ ở Mỹ đang nắm giữa 778 tỷ USD hàng tồn kho trong tháng 5, mức cao nhất từ năm 2019. Với tình hình này, các nhà phân tích cho rằng một mùa mua sắm cao điểm chưa chắc có thể giải quyết được lượng hàng tồn.

Xu hướng dài hạn ra sao?

Theo Manders, mặc dù công suất thấp đồng nghĩa các nhà bán lẻ có thể vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu có thể nhận mức giá vận chuyển tốt nhưng việc quản lý chuỗi cung ứng đang trở nên mức tạp.

Về lâu dài, Manders kỳ vọng khối lượng vận tải đường biển sẽ tăng lên trong khi vận tải hàng không sẽ giảm, một phần do chuỗi cung ứng được quy hoạch tốt hơn.

Khách hàng chọn vận chuyển đường hàng không vì 3 lý do: hàng giá trị cao, hàng dễ hư hỏng hoặc khi nhu cầu tăng đột biến. Nhóm thứ tư chính là những người bị “vỡ kế hoạch”. Với 3 nhóm khách đầu tiên, đường hàng không gần như là lựa chọn không thể thay thế. Tuy nhiên, với nhóm thứ 4, họ hoàn toàn có thể lập các kế hoạch tốt hơn và chuyển đổi vận chuyển từ hàng không sang đường biển.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên