Đừng vội đầu tư chứng khoán trong năm nay khi chưa nắm được những yếu tố này
Theo các chuyên gia của BVSC, chứng khoán năm 2017 có thể chịu một số yếu tố rủi ro như bất ổn kinh tế trung Quốc, chính sách mới từ Mỹ, mặt bằng giá cổ phiếu Việt Nam không còn rẻ so với các nước trong khu vực và hành vi làm giá tại một số cổ phiếu...
- 22-01-2017BVSC: Với kịch bản tích cực, VN-Index có thể đạt 770 điểm trong năm 2017
- 21-01-2017Nguyên lý Chiếc bình thông nhau và dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán năm 2017
- 20-01-2017Bloomberg: Năm 2017, chứng khoán Việt Nam có thể lên cao nhất 10 năm qua
- 17-01-2017Chứng khoán 2017: Xu hướng dịch chuyển của dòng tiền từ an toàn sang rủi ro
- 17-01-2017Triển vọng cổ phiếu ngành dầu khí năm 2017
Trong báo cáo Triển vọng 2017 được thực hiện bởi CTCK Bảo Việt (BVSC), các chuyên gia đã tổng kết 8 yếu tố thuận lợi và 8 yếu tố rủi ro cho thị trường chứng khoán. Các yếu tố này có mức độ tác động mạnh, yếu khác nhau và có lẽ nhà đầu tư cần nắm được những điều này trước khi quyết định “xuống tiền”.
Riêng về mặt bằng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt, các chuyên gia đánh giá: không còn rẻ nhưng cũng chưa phải là đắt. Vnindex nằm trong xu hướng hồi phục từ đầu năm 2012 cho đến hết năm 2016 với mức tăng 95% từ 365 điểm lên 665 điểm. Động lực tăng điểm của thị trường trong giai đoạn này được hỗ trợ bởi chu kỳ hồi phục của nền kinh tế cũng như sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khối các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn.
Diễn biến tăng điểm mạnh mẽ trên khiến P/E của chỉ số Vnindex tăng từ mức 8,7 lần giai đoạn đầu năm 2012 lên mức 15,9 lần cuối năm 2016. Tương ứng, P/E của chỉ số Vnindex thuộc nhóm thấp nhất trong số các thị trường mới nổi trong khu vực giai đoạn đầu năm 2012, đã tăng lên tốp trên ở thời điểm hiện tại. Nếu so với các thị trường đang phát triển như Thái Lan, Indonesia, Philippine thì P/E của Vnindex vẫn thấp hơn tương đối.
Nhưng diễn biến trên khiến sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam giảm dần nếu chỉ nhìn trong top các thị trường mới nổi, đặc biệt đối với các quỹ ngoại. Có thể thấy từ năm 2012 đến nay giá trị mua ròng của khối ngoại trên sàn HoSE giảm dần qua các năm và khối này đã chuyển sang bán ròng trong năm 2016.
Mặc dù vậy, với tiềm năng được nâng hạng trong tương lai không xa, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, BVSC cho rằng mặt bằng giá cổ phiếu của TTCK Việt Nam chưa phải là đắt. Tuy nhiên, hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong các năm trước khó có thể được duy trì trong năm 2017 nếu chưa có cơ sở mới tạo kỳ vọng cho câu chuyện nâng hạng.
Bên cạnh đó, việc mở room ngoại ở một số doanh nghiệp cụ thể, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và lộ trình niêm yết của các doanh nghiệp lớn đã có các tác động tích cực đến diễn biến thị trường trong 2 năm trở lại đây và vẫn sẽ là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm trong năm 2017.