Đường là "kẻ thù số 1" của sức khỏe
Chúng ta đều biết rằng, đường có ảnh hưởng xấu đến răng miệng và cân nặng. Tuy nhiên, đó chưa phải là tác động xấu nhất của loại thực phẩm này. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, đường là mối nguy thực sự với sức khỏe và nên được cắt giảm khỏi khẩu phần ăn nếu có thể.
- 16-06-2017Khoa học chứng minh: Đi bộ có thể giảm 50% nguy cơ tử vong do ung thư, đơn giản ai cũng có thể làm
- 14-06-2017Dừng ngay việc ăn đường và đồ ngọt trong mùa hè này nếu cơ thể có những dấu hiệu dưới đây
- 07-06-201770 tuổi ung thư, tiểu đường vẫn trẻ như 30: Bí quyết là không ăn 1 món nhiều người thích
1. Đường khiến làn da lão hóa nhanh
Khi lượng đường trong máu tăng, đường liên kết hóa học với các protein như collagen và elastin - các protein đảm bảo độ đàn hồi, tươi trẻ cho làn da. Chúng phá hủy cấu trúc của collagen và elastin dẫn tới hiện tượng khô da và xuất hiện các nếp nhăn, khiến làn da xuống cấp và "già đi" nhanh hơn.
Khi cơ thể tiêu thụ đường sẽ sản sinh ra các chất mới, có hại cho da, khiến da nhạy cảm với ánh nắng hơn - yếu tố đầu tiên dẫn tới lão hóa da.
2. Giảm khả năng kháng viêm của cơ thể
Người tiêu thụ nhiều đường cơ thể kháng viêm lâu kém hơn, các vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành.
Hấp thu quá nhiều đường khiến giảm khả năng kháng vi khuẩn của cơ thể. Đồng nghĩa với đó là sự xuất hiện của mụn nhọt, nếp nhăn trên da và các vết thương bị viêm nặng, lâu lành. Đường cũng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Ngay cả khi chúng ta uống các loại trà ngọt, siro ngọt để điều trị cảm lạnh, viêm họng, đường cũng khiến các vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn trong họng đã viêm.
3. Tiêu thụ nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Lượng đường trong máu cao khiến các cholesterol có thể bám chặt vào thành mạch máu.
Theo các nghiên cứu khoa học, tiêu thụ nhiều đường làm tăng đáng kể mức cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng khác.
Chất làm ngọt có hại nhất nhất là siro đường ngô. 80% thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có chứa siro đường ngô. Nó rất ngọt và dễ gây nghiện, nhưng có thể gây tổn hại đến chức năng gan nghiêm trọng. Đường ngô cũng gây ức chế leptin, một loại hormone điều hòa cơn đói. Vì vậy, khi uống nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, chúng ta nhanh có cảm giác no nhưng rất dễ đói trở lại và lại tiếp tục nạp đồ ngọt vào cơ thể. Hấp thụ quá nhiều đồ ngọt, béo dẫn tới tình trạng rối loạn insulin, gây ra bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, đường cũng góp phần chủ yếu vào nguyên nhân gây căn bệnh ung thư nguy hiểm, vì đường cần thiết cho sự lây lan, hình thành các khối u.
4. Đường khiến tâm trạng bạn tồi tệ hơn
Đồ ngọt không những có hại cho sức khỏe mà còn không tốt cho tinh thần.
Các nghiên cứu chứng minh rằng, hấp thụ quá nhiều đường cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần. Khi căng thẳng, buồn bã, nhiều người chọn ăn thêm nhiều đồ ngọt vì sự thỏa mãn tức thời. Tuy nhiên, hậu quả có thể còn tệ hơn. Bởi đường làm giảm mức hormone BDNF, dẫn tới trầm cảm và tâm thần phân liệt. Tiêu thụ nhiều đường làm tăng sự lo lắng, bồn chồn.
Một thí nghiệm đối với chuột cống cho thấy, tiêu thụ nhiều đường dẫn đến tổn thương các liên kết tế bào não chịu trách nhiệm về khả năng ghi nhớ và học tập. Sau khi chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại biên, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Richard Jacoby, Arizona, Mỹ, phát hiện, đường có liên quan đến hầu hết các căn bệnh thoái hóa thần kinh. Vì nó chèn ép và gây tổn hại dây thần kinh đưa điện xung từ não đến cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Ví dụ như triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là mất khứu giác, gây ra bởi tổn thương thần kinh khứu giác.
Bright Side