MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đường lậu Thái Lan biến tướng, VN mất 1.800 tỉ đồng/năm

25-05-2017 - 21:40 PM | Thị trường

Đường lậu nhập từ Thái Lan được tuồn vào Việt Nam với đủ thủ đoạn tinh vi hợp thức hóa đưa ra thị trường tiêu thụ.

Tại Hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ đường bền vững do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức chiều 24-5, Đại diện Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho biết năm 2015 nhập lậu 382.00 tấn đường từ Thái Lan làm Việt Nam thất thu hơn 1.800 tỉ đồng tiền thuế.

Theo đại diện TTC, nếu nhập khẩu chính ngạch đường từ Thái Lan phải chịu mức thuế 80%,thế nhưng đường nhập lậu không phải đóng thuế, tuồn vào Việt nam tăng lên từng năm. Đến nay mỗi năm hơn nửa triệu tấn đường lậu nhập vào nước ta cạnh tranh thị trường khiến đầu ra các doanh nghiệp mía đường thêm khó khăn.

Hiện nay, đường trong nước luôn cao hơn đường Thái Lan nhập lậu ở các cửa khẩu từ : 1.000 - 2.000 đ/kg, đã làm cho đường trong nước kém cạnh tranh, tiêu thụ chậm, kích thích đường lậu hoạt động mạnh và rộng khắp hơn.

Hiện nay thị trường tiêu thụ đường lậu và gian lận thương mại đã lan tràn khắp cả nước, và địa bàn nhập lậu được mở rộng hơn từ các tỉnh biên giới phía Nam nay phát triển mạnh cả phía Bắc.

Doanh nghiệp mía đường trong nước cho biết gặp nhiều khó khăn vì đường lậu Thái Lan tại Hội nghị giải pháp tiêu thụ ngành đường tổ chức chiều 24-5.
Doanh nghiệp mía đường trong nước cho biết gặp nhiều khó khăn vì đường lậu Thái Lan tại Hội nghị giải pháp tiêu thụ ngành đường tổ chức chiều 24-5.

Bên cạnh đó, đường lậu dùng các chiêu thức gian lận thương mại để hợp thức hóa đưa ra thị trường tiêu thụ. Cụ thể, các đối tượng gian lận trực tiếp bằng cách dùng bao bì nhãn mác của các nhà máy sản xuất đường trong nước.

Thêm một biến tướng gần đây là xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất đường phèn khu vực biên giới Campuchia gần cửa khẩu Vĩnh Xương và sâu trong nội địa với nguyên liệu sản xuất hoàn toàn là đường lậu Thái Lan, nhưng gian lận với hình thức khai báo khi bị kiểm tra là đường đầu vào có nguồn gốc là từ các nhà máy đường trong nước hoặc nguồn đường lậu bán đấu giá.

Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA, cho hay Hiệp hội đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại một cách quyết liệt đối với mặt hàng đường, nhất là biên giới các tỉnh phía Nam, cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).

Theo Quang Huy

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên