Fed có nên hạ lãi suất vào tháng 9?
Theo các nhà đầu tư, trái với tuyên bố tăng lãi suất vào cuối năm ngoái, nhiều khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9.
- 10-06-2019FED hạ lãi suất: Khi nào và bao nhiêu?
- 05-06-2019Fed cho biết sẵn sàng hạ lãi suất nếu cần thiết, Dow Jones bật tăng hơn 500 điểm
- 27-05-2019Tổng thống Trump: Tăng trưởng kinh tế Mỹ vượt 3%, chứng khoán tăng 10.000 điểm nếu Fed không nâng lãi suất
Cục Dữ trữ Liên bang đang đổi hướng. Vào tháng 12 năm ngoái, Fed dự đoán sẽ tăng lãi suất liên bang hai lần trong năm 2019 tới mốc 2,75-3,0%. Vào tháng 3, Fed thay đổi và cho biết sẽ giữ lãi suất ổn định. Hiện nay, các nhà đầu tư cho rằng có 5% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào cuộc họp vào ngày 19/6, và 95% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9. Jerome Powell, chủ tịch của Fed, cho biết Fed đã "sẵn sàng hành động".
Nguyên nhân đằng sau khả năng giảm lãi suất là nền kinh tế thế giới ảm đạm dần chủ yếu do Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được thoả thuận chấm dứt chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, điều này không có nhiều tác động lên dữ liệu kinh tế của Mỹ. Theo ước tính ban đầu, các doanh nghiệp Mỹ chỉ tuyển dụng 75.000 công nhân trong tháng 5, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình hàng tháng gần đây. Tuy nhiên, số liệu việc làm rất dễ biến động, và tỉ lệ thất nghiệp cũng khá thấp, chỉ 3,6%.
Thị trường tài chính chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ chiến tranh thương mại. Ví dụ, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm từ mức 2,5% vào đầu tháng 5 xuống còn 2,1% do các nhà đầu tư vội vã tìm tới các tài sản an toàn hơn và trông đợi giảm lãi suất. Những động thái lớn như vậy đặt ra một câu hỏi khá khó chịu cho Fed. Fed nên thuận theo thị trường và mạo hiểm giao chính sách tiền tệ cho các nhà đầu tư quyết định? Hay Fed chỉ nên cân nhắc những số liệu kinh tế tụt hậu?
Thị trường là nơi tụ hội trí tuệ của những cá nhân đầu tư mạo hiểm. Trong hầu hết mọi trường hợp, dự đoán của họ sẽ vượt trội hơn so với dự đoán của nhóm không quan tâm tới tài chính, ngay cả khi đó là một nhóm chuyên gia. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác đằng sau sự khác biệt rõ rệt giữa hai bên.
Trước hết, thực tế không hề có bất kỳ khác biệt nào. Giả dụ Fed và thị trường có cùng nhận định về nguy cơ xảy ra cú sốc kinh tế như chiến tranh thương mại. Torsen Slik, một nhà kinh tế học tại Deutsche Bank, cho biết: "Fed có nhiều thời gian hơn", và Fed có thể chờ xem điều gì sẽ xảy ra trước khi thay đổi chính sách; trong khi đó, các nhà đầu tư cần bảo vệ vốn liếng của mình ngay lập tức. Thứ hai, thị trường đồng quan điểm với Fed về triển vọng kinh tế, nhưng vẫn băn khoăn về hành động của Fed.
Chỉ khi loại trừ được những khả năng này, thì Fed mới có thể kết luận được thông điệp về sự tăng trưởng và lạm phát từ thị trường. Việc nhận định tín hiệu này đang dần trở nên khó khăn hơn. Nếu Fed hoàn toàn bỏ qua động thái của thị trường, và thay vào đó đưa ra những chính sách dễ đoán và chỉ phản hồi những dữ liệu tăng trưởng và lạm phát; thì khi đó, thay đổi trong kỳ vọng của thị trường về chính sách của Fed sẽ chỉ phản ánh quan điểm thay đổi của các nhà đầu tư về triển vọng của những tham số này. Theo Charles Calomiris từ Đại học Columbia, "nếu chính sách của Fed rõ ràng và có hệ thống, các nhà hoạch định chính sách có thể tìm thấy thông tin hữu dụng từ thị trường".
Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ hoàn toàn tự động, thông tin từ thị trường sẽ là hữu dụng nhưng lại không được sử dụng. Ngoài ra, chỉ phản hồi dữ liệu cứng cũng tương tự như khi lái xe mà chỉ quan sát gương chiếu hậu trong xe. Các nhân viên của Fed cho biết chính sách tiền tệ phát huy tác dụng sau 18-24 tháng. Nhiều nhà kinh tế học tin rằng thái độ cương quyết của Fed là do các đợt suy thoái sau chiến tranh tại Mỹ.
Nếu Fed mong muốn tìm ra những thông tin hữu dụng từ thị trường, Fed cần "chiều lòng" thị trường. Tuy nhiên, trong trường hợp động lực phía sau các động thái thị trường khá rõ ràng như hiện nay, chiến tranh thương mại, thì cần thiết phải cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, lạm phát cũng có thể xảy ra. Ví dụ, lạm phát giá tiêu dùng đã giảm xuống mốc 1,8% vào tháng 5. Có lẽ Fed cần cân nhắc giảm lãi suất theo kỳ vọng của thị trường.