MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Forbes: Ngoài TPP, ông Obama sẽ bàn về biến đổi khí hậu và giáo dục khi tới Việt Nam

21-05-2016 - 19:12 PM | Tài chính quốc tế

Biến đổi khí hậu cũng như giáo dục là những vấn đề không kém phần quan trọng đối với ông Obama trong chuyến thăm lần này.

Theo tờ báo Forbes của Mỹ, Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được coi là một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng như giáo dục là những vấn đề không kém phần quan trọng đối với ông Obama trong chuyến thăm lần này.

Tổng thống Barack Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào thứ hai tới, 23/5. Phần lớn trong thời gian hai ngày tại Việt Nam, Tổng thống Obama sẽ đề cập những vấn đề quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề an ninh khu vực và hợp tác.

Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng chặt chẽ và đã được chính thức hóa bằng việc ký kết Hợp tác đối tác toàn diện Mỹ-Việt vào năm 2013. Điều này có nghĩa sẽ có sự bàn bạc về sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nữa mà hai nước đang và sẽ làm việc cùng nhau.

Ngoài ra, theo những phát biểu từ những sự kiện gần đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người sẽ đi cùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm lần này, ông cho biết sẽ có những chủ đề khác để bàn bạc ngoài vấn đề hợp tác thương mại và an ninh khu vực.

Như đã biết, đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã phải gánh chịu đợt hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Đợt hạn hán đã làm thiệt hại một vùng rộng lớn đất trồng cây và khiến hàng trăm nghìn người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và xâm nhập mặn.

Ngoại trưởng John Kerry cũng đã đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc ứng phó với các thảm họa khi ông gặp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bên thềm Hội nghị thưởng đỉnh về An ninh hạt nhân tại Washington D.C vào tháng ba vừa qua.

Với một thỏa thuận được ký kết năm 2013, số tiền 17 triệu USD mà Mỹ đầu từ cho dự án Rừng và Đồng bằng của USAID đã đạt có hiệu lực trên một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn có những hỗ trợ kỹ thuật trong quy hoạnh cơ sở hạ tầng từ chương trình Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI) và Cơ sở hạ tầng thông minh cho dự án này.

Theo đó, trong chuyến thăm lần này của ông Obama sẽ có những khoản hỗ trợ cho những chương trình trên hoặc những đề xuất mới trong việc chống hạn hán ở Việt Nam.

Giáo dục cũng là một lĩnh vực quan trọng mà cả hai cùng được hưởng lợi ích và đưa ra bàn luận. Việt Nam là một trong những nước có lượng du học sinh theo học tại Mỹ lớn nhất. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng giúp hỗ trợ cho Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbirght được thành lập năm 1994 tại Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh cùng sự hợp tác với trường Havard Kenedy.

Một tuần trước khi Tổng thống Obama đến, ngày 16/5 vừa qua, Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam đã chính thức ký kết giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright, trường đại học tư nhân phi lợi nhuận của Mỹ đầu tiên ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cam kết đầu tư 20 triệu USD cho dự án này.

Tuy nhiên, dự án trên vẫn cần khoảng 50 đến 60 triệu USD nữa từ chính phủ và các tổ chức đối tác. Do đó, chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama được kỳ vọng sẽ đón nhận một sự ủng hộ mạnh mẽ cho dự án.

Đinh Lộc

Forbes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên