MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Gặp" người đàn ông phát minh ra con số quan trọng nhất của thị trường tài chính toàn cầu

01-12-2016 - 08:40 AM | Tài chính quốc tế

Cái ngày Minos Zombanakis phát minh ra Libor - lãi suất liên ngân hàng London một nửa thế kỷ trước, ông không nghĩ rằng nó sẽ trở thành một trong những vụ bê bối chấn động làng tài chính thế giới.

LIBOR - London Interbank Offered Rate, lãi suất liên ngân hàng London - là một loại lãi suất tham khảo quan trọng của châu Âu nhưng có tầm ảnh hưởng rất rộng ra nhiều châu lục khác.

Có 5 loại Libor cơ bản: Libor đồng USD, Libor đồng EUR, Libor đồng bảng, Libor đồng yên mỗi loại có thể kỳ hạn khác nhau trong số 5 kiểu kỳ hạn là 1, 2, 3, 6 và 12 tháng. Mỗi ngày làm việc, trên thế giới có tổng số 35 lãi suất Libor khách nhau. Loại Libor phổ thông nhất là Libor đồng USD kỳ hạn 3 tháng.

Sau một cuộc khảo sát quy mô lớn và một vài thao tác toán học, Libor ra đời với mục đích giúp thiết lập lãi suất trên toàn cầu, tác động đến giá của hơn 300.000 tỷ USD khoản thế chấp, nợ và sản phẩm phái sinh. Mặc dù được áp dụng khá phổ biến, phải đến năm 2012, Libor mới nhận được sự chú ý của cả những người trong và ngoài ngành tài chính, khi nó trở thành tên gọi của một vụ bê bối khét tiếng, kéo theo 12 ngân hàng dính chàm, trong đó có những cái tên lớn như Barclays, UBS và Citigroup. Đó chính là bê bối thao túng lãi suất Libor.

47 năm về trước, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Richard Nixon trở thành Tổng thống Mỹ và 400.000 thanh niên lập dị đột ngột tấn công một ngôi trang trại bỏ hoang gần Woodstock. Còn ở phía bên kia của Đại Tây dương, vào một ngày mùa đông, một nhân viên ngân hàng người Hy lạp đang từ từ bước chân vào sách lịch sử của thị trường tài chính mà cá nhân ông không hề hay biết.

Ngày ấy, ông đã phát minh ra một cách hoàn toàn mới cho phép các công ty và quốc gia vay một khối lượng lớn đồng USD mà không phải chịu đựng các quy định tài chính ngặt nghèo của Mỹ. Khi mặt trời lặn sau những mái nhà của khu West End London, Zombanakis đứng cạnh bàn làm việc tại tầng cao nhất của tòa nhà văn phòng nơi ngân hàng Manufacturers Hanover đặt trụ sở, tay cầm ly champange và thưởng thức món trứng cá muối hảo hạng cùng với Thống đốc ngân hàng Iran - Khodadad Farmanfarmaian. Zombanakis vừa mới hoàn tất một việc làm phi thường nhất trong sự nghiệp của mình bằng một chữ ký vào khoản nợ 80 triệu USD cho vị vua Iran đang cạn tiền.

Đó là lần đần tiên một khoản nợ áp dụng kiểu lãi suất biến thiên phản ánh những thay đổi trên thị trường tài chính và cũng là khoản vay đầu tiên được phân chia giữa một nhóm ngân hàng. Nó có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thế giới những năm 1960 ảm đạm của ngành ngân hàng. Mặc dù không phô tương ầm ỹ, khoảnh khắc đó đã đánh dấu sự ra đời của Libor - lãi suất quan trọng nhất của thị trường tài chính quốc tế.

“Tôi đã có đôi chút cảm giác thành tựu khi tạo ra một loại chỉ số quan trọng bậc nhất, nhưng lại không ngờ rằng chúng tôi đã đạp bỏ giới hạn để đưa giới tài chính bước vào một thế giới mới”, Zombanakis chia sẻ. Hiện nay ông đang sống trong một ngôi nhà nhỏ bao quanh bởi những lùm cây thuộc họ olive được gia đình ông chăm sóc qua nhiều thế hệ tại vùng Kalyves trên hòn đảo Crete.

“Chúng tôi chỉ cần một lãi suất chung cho thị trường nợ mà tất cả mọi người đều vui vẻ. Khi bạn bắt đầu làm những điều này, bạn không bao giờ có thể ngờ được chúng sẽ đi đến đâu, kết thúc ra sao và được sử dụng như thế nào".

Cũng giống như loại lãi suất mà ông phát minh, cuộc đời Zombanakis có một xuất phát điểm khiêm tốn. Ông là con thứ 2 trong một gia đình 7 anh chị em, ông lớn lên trong một ngôi nhà lụp xụp, không có điện và nước. Rời nhà năm 17 tuổi, ông trốn thoát khỏi vùng đất Crete lúc bấy giờ vẫn đang bị Đức quốc xã chiếm đóng, lên một con thuyền không mái che, vượt qua 200 dặm để có thể nhập học vào trường ĐH Athens.

Không có tiền, ông chỉ có thể học hết năm đầu tiên và chuyển sang làm phân phát đồ trợ cấp cho lực lượng quân đội Anh. Để có được công việc này, ông đã cả gan chặn đường một người lính đang đi trên phố và hỏi xin việc. Sau khi rời Hy Lạp, Zombanakis quyết tâm tìm cách đến Havard. Chưa đạt yêu cầu đầu vào nhưng với niềm đam mê cuồng nhiệt, cuối cùng ông cũng có thể tham gia học chương trình nghiên cứu sinh tại ngôi trường danh giá này. Rời Harvard, ông trở lại Rome và gia nhập thế giới ngân hàng với tư cách là đại diện ngân hàng Manufacturers Hanover Trust khu vực Trung Đông – “Many Hanny”.

Lúc đó, London đang phát triển trở thành trung tâm tài chính của thế giới. Nga, Trung Quốc và tiểu vương quốc Ả rập rất muốn giữ đồng USD bên ngoài Mỹ vì nhiều lý do chính trị, thay vào đó, họ chọn các ngân hàng Anh để gửi tiền. Quy định giới hạn số lãi mà các ngân hàng thương mại có thể trả cho những khoản tiền gửi bằng đồng USD và cắt giảm lãi suất trái phiếu bán cho người nước ngoài của Mỹ đã đem lại lợi thế cho London. Nhiều công ty, tập đoàn lớn chọn London làm nơi thành lập chi nhánh nước ngoài, bởi họ có thể thực hiện các giao dịch thanh toán thương mại mà không bị cản trở. Và, năm 1968, sau 10 năm lăn lộn ở Rome, Zombanakis đã tìm thấy ánh sáng cho con đường sự nghiệp phía trước của mình.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên