MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Get rich slowly #3: Tiết kiệm nhiều đến đâu cũng không thể giàu được, mấu chốt phải là tìm ra cách tăng thu nhập

09-06-2018 - 12:01 PM | Doanh nghiệp

Tiết kiệm tiền là quan trọng, nhưng nếu bạn muốn có những tiến triển thật sự, hãy tăng thu nhập của mình.

Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.

#3: Để trở nên giàu có, bạn phải chi tiêu ít hơn tiền bạn kiếm được

Khi người ta hỏi tôi về lời khuyên tốt nhất cho tài chính cá nhân, nhiều người thường thấy thất vọng. Lời khuyên tốt nhất của tôi không mấy hấp dẫn: "Để thoát nợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được."

Nghe có vẻ bình thường, nhưng đó chính là bí quyết về tiền bạc không phải ai cũng làm được. Ta cần củng cố phương trình cơ bản của tài chính cá nhân:

SỰ GIÀU CÓ = THU NHẬP – CHI TIÊU

Hãy tiêu ít hơn

Công thức đơn giản này có một số hàm ý. Đầu tiên là tính tiết kiệm sẽ tạo ảnh hưởng to lớn đến tình hình tài chính của bạn. Tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong tài chính cá nhân. Khi bạn cắt giảm các chi phí, dòng tiền của bạn tăng lên. Nếu bạn đang chi hết 3.000 USD mỗi tháng cho sinh hoạt, việc cắt giảm xuống 300 USD có thể giúp ích cho bạn.

Lợi ích lớn của việc tiết kiệm là bạn có thể tiến hành ngay lập tức. Nếu không có tác nhân tâm lý nào, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm chi tiêu của mình xuống một nửa ngay từ hôm nay. Tiết kiệm sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận tức thời.

Hãy kiếm nhiều tiền hơn

Tiết kiệm nhiều đến đâu thì cũng có giới hạn. Bạn không thể chi tiêu ít hơn số 0 và không thể tiết kiệm được nhiều hơn mức thu nhập mà bạn có. Nhưng trên lý thuyết thì chẳng có giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được cả. Tiết kiệm là quan trọng, nhưng nếu bạn muốn có những tiến triển thật sự, hãy tăng thu nhập của mình.

Hãy làm gì đó để tăng mức thu nhập của mình. Những người thành công về tài chính đều tăng thu nhập của mình theo một cách nào đó. Họ hi sinh thời gian để kiếm thêm thu nhập. Đến khi đạt được thành công nhất định, họ có thể quay lại với cuộc sống bình thường. Vậy bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách nào?

- Làm việc nhiều thời gian hơn

- Tìm thêm công việc khác.

- Bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ.

- Bán những thứ bạn đang có mà không dùng.

Tất cả những việc trên đều có hiệu quả, nhưng chúng đều cần sự hi sinh - đặc biệt là thời gian. Nhiều người cảm thấy những lựa chọn này không hợp với mình. Còn nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết sức có thể và chẳng thể kiếm thêm động nào thì bạn chẳng còn lựa chọn nào ngoài tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn chờ đợi.

Nếu vậy – nếu bạn đã cắt giảm chi tiêu hết mức và không thể kiếm thêm đồng nào nữa – thì bạn thật sự chẳng còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục tiết kiệm tuyệt đối và kiên nhẫn.

Chẳng có phép màu nhiệm nào cả. Để xây dựng sự giàu có, bạn chỉ có cách là chi tiêu ít hơn bạn kiếm được

Get rich slowly #3: Tiết kiệm nhiều đến đâu cũng không thể giàu được, mấu chốt phải là tìm ra cách tăng thu nhập - Ảnh 1.

#4: Thanh toán cho bản thân trước tiên

Một trong những nguyên tắc lâu đời nhất của tài chính cá nhân là lời khuyên đơn giản rằng hãy thanh toán cho bản thân trước. Mọi quyển sách về tài chính đều khuyên bạn làm vậy. Mọi trang blog về tài chính cá nhân cũng đều nói vậy. Rồi đến cha mẹ của bạn cũng thế.

Vậy thì "thanh toán cho bản thân trước" có nghĩa là gì?

Thanh toán cho bản thân được hiểu đơn giản như sau: Trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc và làm bất kỳ điều gì khác, hãy dành một phần thu nhập của bạn để tiết kiệm. Hãy chuyển số tiền này vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Hóa đơn đầu tiên phải trả mỗi tháng nên để trả cho chính bạn. Thói quen này, nếu được hình thành sớm, có thể giúp bạn tích lũy một khối tài sản khổng lồ.

Nhưng việc này cũng rất khó để thực hiện. Số tiền đó có thể bị bạn nhanh chóng dùng vào việc khác. Bạn thanh toán tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, trả bớt nợ nần, mua một đầu đĩa mới. Bạn từng thử vài lần trước đây nhưng rồi quên mất. Bạn không chi tiêu quá tay rồi đến ngày nhận lương thì khoản tiền đó lại phải được dùng để chi trả cho nhiều thứ.

Tại sao lại thanh toán cho bản thân trước?

Nếu bạn là người vừa ra trường đi làm thì việc dành dụm có vẻ như là chuyện không thể. Bạn phải trả tiền thuê nhà, trả góp xe, mua đồ gia dụng và có thể phải trả nợ khoản vay thời sinh viên. Bạn cũng muốn dành dụm nhưng đến cuối tháng lại chẳng còn xu nào. Vấn đề ở đây là: Phần lớn mọi người dành dụm những gì còn sót lại sau khi chi trả những hóa đơn và những khoản chi tiêu tùy tiện.

Nhưng nếu không phát triển thói quen ngay từ bây giờ, bạn sẽ luôn có lý do để trì hoãn: cần đi khám nha khoa, muốn đi du lịch với bạn bè, không đủ tiền để thanh toán hóa đơn. Dưới đây là 3 lý do cho thấy bạn nên bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ thay vì chờ đợi đến năm sau:

- Khi thanh toán cho bản thân trước, tâm lý của bạn hiểu rằng tiết kiệm là một ưu tiên. Bạn đang tự nói với chính mình rằng bạn quan trọng hơn công ty điện lực hay người chủ nhà. Thiết lập những khoản tiết kiệm là một động lực to lớn – nó đem đến cho bạn sức mạnh.

- Ưu tiên thanh toán cho bản thân thúc đẩy những thói quen tài chính lành mạnh. Hầu hết mọi người chi tiêu theo thứ tự sau: hóa đơn, vui chơi, tiết kiệm. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối tháng họ chẳng còn tiền để gửi ngân hàng. Nhưng nếu bạn thay đổi thứ tự, tiết kiệm- hóa đơn- vui chơi, bạn sẽ dành dụm được tiền trước khi có lý do tiêu nó.

- Việc ưu tiên thanh toán cho bản thân giúp bạn có ngân sách trong cuộc sống. Tích góp thường xuyên giúp bạn có khoản tiền để ứng phó những tính huống khẩn cấp như mua nhà, nghỉ việc hay tiết kiệm hưu trí,...

Không cần biết bạn bao nhiêu tuổi, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ. Còn nếu bạn đã tiết kiệm, hãy cân nhắc việc tăng tỷ lệ tiết kiệm mỗi tháng lên.

Vậy làm sao để thanh toán cho bản thân trước tiên?

Cách tốt nhất là hãy biến nó thành một thói quen. Nếu bạn thiết lập chuyển một khoản tiền tự động ngay sau khi nhận lương thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy nó mất đi. Ngoài mục tiêu tiết kiệm cho nghỉ hưu, bạn có thể hướng tới mục tiêu trung hạn như mua nhà, mua xe,...

Hầu hết mọi người có thể tiết kiệm 1% thu nhập của mình. Nhiều người sẽ cười và nghĩ rằng 1% chẳng đáng gì. Tuy nhiên, khi thấy việc tiết kiệm 1% đơn giản rồi, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên 3% rồi 5%.

Hãy bắt đầu thói quen thanh toán cho bản thân mình ngay từ bây giờ. Bởi muộn còn hơn không.

Theo Nhật Minh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên