Góc kinh tế học: "Nghịch lý người tù" giải thích tại sao các tập đoàn trong thị trường độc quyền nhóm ít khi "cấu kết"
Chúng ta đều biết, thị trường càng cạnh tranh, càng có nhiều bên tham gia cung cấp dịch vụ thì người tiêu dùng càng được hưởng giá rẻ. Còn nếu thị trường là độc quyền, hoặc có ít người bán, có ít sự lựa chọn thì người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá mà các nhà cung cấp đặt ra. Vậy tại sao Coca và Pepsi không cấu kết với nhau để cùng tăng giá?
- 04-10-2019Ứng dụng gọi xe Kakao Hàn Quốc sẽ bắt tay với Grab để vào thị trường Việt Nam?
- 04-10-2019Châu Á sẽ sớm thống trị thế giới, Việt Nam đang đóng vai trò gì?
- 03-10-2019Cố vấn Tổng thống Hàn Quốc: Công nghệ 5G của Samsung rất quan trọng cho việc xây dựng smart city
Theo mức độ cạnh tranh giảm dần, kinh tế học chia ra 4 loại thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn (độc quyền nhóm) và độc quyền. Bài viết này sẽ tập trung vào thị trường độc quyền tập đoàn và giải thích tại sao các nhà cung cấp không cấu kết để tạo ra sức mạnh lớn hơn, cùng nhau tăng giá.
Nghịch lý người tù
Trước hết, hãy cùng xem xét một tình huống như sau.
Hai người A và B bị tình nghi là tội phạm. Cảnh sát không có đủ chứng cớ để kết án họ, và đã cách ly họ. Cảnh sát gặp từng người một và cùng đưa ra thoả thuận:
Giả sử, nếu A thừa nhận cả hai có tội mà B im lặng, thì B bị phạt 10 năm tù vì thiếu thành khẩn và A được khoan hồng chỉ còn 1 năm tù. Nếu cả hai đều im lặng, cảnh sát sẽ không có chứng cớ và chỉ có thể phạt được mỗi người 2 năm tù vì một tội lặt vặt khác. Nếu cả hai nhận tội, mỗi người sẽ bị phạt 3 năm.
Rõ ràng, tình huống cả hai người cùng im lặng là có lợi cho cả A và B nhất. Nhưng cuối cùng, cả hai đều nhận tội.
Theo góc nhìn của A. Nếu anh ta nhận tội mà B không nhận tội, thật tuyệt vời, anh ta chỉ phải chịu mức án thấp nhất là 1 năm tù. Còn nếu B nhận tội, thì anh ta cũng buộc phải nhận tội, nếu không thì anh ta sẽ bóc lịch 10 năm. Dù thế nào thì nhận tội vẫn là tốt cho anh ta nhất.
Cả hai người họ cùng tư duy như vậy, và cảnh sát đã thắng.
Cấu kết hay không cấu kết?
Hãy giả sử một lần nữa: thị trường chỉ có 2 loại nước giải khát là Coca và Pepsi. Hai loại nước này có thể dễ dàng thay thế cho nhau với hầu hết người dùng (nhiều người thậm chí còn không phân việt được chúng). Vì dễ thay thế cho nhau nên Coca sẽ không thể đặt giá cao hơn Pepsi vì Coca đắt sẽ làm mọi người đổ sang uống Pepsi, ngược lại Pepsi cũng vậy. Thế tại sao họ không bắt tay nhau cùng tăng giá?
Đứng trên góc nhìn của Coca. Nếu hai bên thỏa thuận với nhau, Coca tăng giá, mà Pepsi lật lọng không tăng, thì Pepsi sẽ có được toàn bộ thị trường, Coca mất hết thị phần. Nếu Pepsi tuân thủ và tăng giá, mà Coca không tăng giá thì Coca sẽ thắng. Tóm lại, dù Pepsi có tuân thủ thỏa thuận hay không, Coca đều không nên tăng giá.
Và Pepsi cũng vậy, nên cuối cùng chẳng có thỏa thuận nào giữa hai bên cả.