Hạt dẻ tốt, nhưng nếu không muốn hại sức khỏe, tuyệt đối không ăn kèm với những thực phẩm này
Vào đông, trên những con phố phảng phất hương thơm của hạt dẻ nướng, hạt dẻ là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Nhẹ nhàng bóc lớp vỏ, hương thơm ngọt ngào độc đáo của hạt dẻ sốc lên mũi cũng đủ hấp dẫn.
- 07-12-20204 cách hiệu quả nhất để vượt qua bệnh tuyến giáp: Công việc, dinh dưỡng rất quan trọng
- 07-12-2020Bất kể nam hay nữ có thói quen ăn thịt như thế này thì tuổi thọ bị rút ngắn rất nhanh
- 07-12-2020Kiến trúc sư 90 tuổi nhận ra: Đơn thuốc rẻ nhất thế giới chỉ có 1, càng áp dụng tôi lại càng minh mẫn và khỏe mạnh hơn
Các nhà khoa học y học Trung Quốc đã coi hạt dẻ là loại thuốc bổ tốt nhất giúp lợi khí, nâng cao sức khỏe lá lách, bổ thận và tăng cường thể chất. Hạt dẻ còn được coi là vua trái cây sấy khô.
Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ là gì?
Chương trình nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hạt dẻ giàu tinh bột, protein, chất béo, các axit béo không bão hòa đa, carotenoid, vitamin (như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2), khoáng chất (phốt pho, canxi, sắt...) và các chất dinh dưỡng khác. Hạt dẻ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh như tăng huyết áp , bệnh tim mạch vành và loãng xương. Đây là một sản phẩm bổ dưỡng để chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Ảnh minh họa
Hạt dẻ chứa vitamin B2, thường có lợi cho bệnh loét miệng ở trẻ em và loét miệng ở người lớn rất khó chữa lành. Hàm lượng tinh bột của hạt dẻ cung cấp lượng calo cao, trong khi kali giúp duy trì nhịp tim bình thường, cellulose giúp tăng cường đường tiêu hóa và duy trì hệ thống bài tiết hoạt động tốt. Chất béo không bão hòa có trong hạt dẻ làm giảm cholesterol và ngăn chặn sự lắng đọng trong máu bám vào thành mạch máu, do đó duy trì tính đàn hồi và lưu thông của mạch máu.
Hạt dẻ tốt nhưng không nên kết hợp với những thực phẩm này
1. Hạt dẻ + đậu phụ: Có thể gây sỏi
Ảnh minh họa
Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất cặn trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến sỏi. Tương tự, đậu phụ không thể ăn cùng với măng, lòng trắng trứng, rau bina.
2. Hạt dẻ + thịt cừu: Gây nóng trong, nôn mửa
Hạt dẻ không được ăn cùng với thịt cừu, vì hạt dẻ và thịt cừu đều là thực phẩm có tính nóng , nếu ăn cùng lúc dễ gây nóng trong người. Hơn nữa, cả hai đều không dễ tiêu, không thích hợp xào nấu cùng nhau, thậm chí ăn chung có thể gây nôn mửa.
3. Hạt dẻ + hạnh nhân: Ăn chung sẽ đau bụng
Ảnh minh họa
Vì trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ, hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng và độc tính nhỏ, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già, tuy nhiên hạt dẻ lại chứa nhiều vitamin C. Do đó, nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng, nếu bạn bị bệnh đau dạ dày, ăn 2 thực phẩm này sẽ khiến bệnh dại dày tái phát.
4. Hạt dẻ + thịt bò: Đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu
Các vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng trong thịt bò, làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ, và chúng không dễ tiêu hóa.
Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi ăn hạt dẻ
Theo một thạc sĩ dinh dưỡng Trần Vĩ Hạo tại Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh, hạt dẻ có chứa hàm lượng Carbonhydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Cụ thể, ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn thực phẩm này quá nhiều, cơ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tăng cân liên tục.
Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều hạt dẻ có thể gây ra hiện tượng nóng trong người. Vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng tinh bột cao và dường như không có chất xơ, nên rất dễ bị táo bón, chướng bụng khó tiêu.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, ông cũng khuyến cáo rằng, người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị,…Chuyên gia này còn cho biết, chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để mang đến hiệu quả một cách tối đa.ể phóng to
Một điều cần lưu ý khác đó là, người có thâm niên bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ. Bởi việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ nên kiểm tra xem chúng có bị nấm, mốc hay hư hỏng không, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bởi lẽ, nếu thực phẩm này gặp phải tình trạng trên, sẽ dễ gây nhiễm độc tố Afflatoxin cho cơ thể và dẫn đến ung thư gan.
(Nguồn: Sohu)
Pháp luật và Bạn đọc