Hỏi 'Công ty tỷ USD là con gì'? TGDĐ chọn báo gấm, Vietjet là bồ câu, Masan thích heo rừng, FPT làm đàn ong. Triết lý phía sau là gì?
'Anh Bình muốn FPT là con gì vừa to vừa nhanh nên mới lúng túng...Còn tôi thấy FPT giống một đàn ong hơn'.
- 14-06-2017Khi TGDĐ, FPT Shop... nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, số phận các nhà bán buôn điện thoại như Digiworld sẽ đi về đâu?
- 13-06-2017Chủ tịch Digiworld: Chúng tôi sẽ bán buôn thực phẩm chức năng, không cạnh tranh bán lẻ dược phẩm với TGDĐ
- 07-06-2017Nhận đầu tư từ Seedcom, chuỗi bán giày nữ Juno tăng doanh số gấp 30 lần, tham vọng thành "TGDĐ của ngành giày"
'Doanh nghiệp tỷ USD thì là con gì?' - Đây là câu hỏi được ông Nguyễn Thành Nam đặt ra cho các vị Chủ tịch Nguyễn Đức Tài của Thế giới Di động, CEO Lưu Đức Khánh của Vietjet Air và CEO Phạm Trung Lâm cùa công ty Anco trực thuộc tập đoàn Masan trong lễ vinh danh “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016” diễn ra mới đây.
Câu hỏi này được đặt ra bởi lẽ cả 3 doanh nghiệp nêu trên đều là những 'ông lớn' đã cán mốc giá trị tỷ USD và được vị cựu CEO FPT mô tả như là 'những rường cột của nền kinh tế đất nước'. Đối với FPT, một câu hỏi tương tự sau đó cũng được một phóng viên đặt ra cho chính ông Nguyễn Thành Nam.
Một câu hỏi vu vơ được đặt ra, nhưng chắc chắn câu trả lời sẽ chứa đựng nhiều triết lý, nhất là khi, người trả lời lại là những doanh nhân đã 'lăn lộn' với nghiệp kinh doanh nhiều năm trời.
Kết quả, Thế giới di động chọn con bao gấm vì khả năng tăng tốc và thích nghi với môi trường khá nhanh; Vietjet Air chọn con bồ câu vì loài này vừa luôn bay cao vừa có tính cách hòa nhã còn Masan thì chọn con heo rừng vì nó chạy nhanh hơn cả loài báo.
Tới hôm nay, ông Nguyễn Thành Nam đã có câu trả lời cho câu hỏi còn lại: "FPT chọn là con gì?". Tất nhiên, câu trả lời của vị cựu CEO không chỉ cho một thông tin đơn giản về loài vật đại diện cho FPT; đó còn là một cách nhìn nhận về tầm phát triển của tập đoàn này từ con mắt một người trong cuộc.
'Doanh nghiệp mình là con gì?' - Không chỉ là một câu hỏi, đó còn là triết lý!
Câu hỏi tưởng như vu vơ này được ông Nguyễn Thành Nam rất xem trọng trong những cuộc nói chuyện với các ông chủ doanh nghiệp. Theo ông, chỉ bằng câu hỏi này, bạn sẽ hiểu được một doanh nhân đang áp dụng triết lý kinh doanh gì cho doanh nghiệp của mình.
"Thầy tôi tâm sự, các cao thủ võ lâm học rất nhiều từ các con vật và sáng chế những thế võ mới.
Mày đã nghe võ thỏ bao giờ chưa? Là gì thưa thầy, chạy à? Lại gần đây. Xem này, xem tay tao này, bị trói nhé!
Uỵch, tôi bị văng vào tường.
Con thỏ là thế đấy. Muốn hiểu kỹ con vật, phải tìm được đến tận bản năng của nó. Bản năng của con thỏ thể hiện rõ nhất khi nó bị nắm tai xách lên. Lúc đó nó sẽ giẫy cực mạnh. Võ thỏ chính là võ giẫy mà mày vừa được thưởng thức. Không giống thỏ, chỉ là triết lý thỏ thôi.
Vì thế tôi rất tò mò, muốn biết các doanh nhân có hay học tập các con vật trong việc xây dựng triết lý kinh doanh cho công ty mình không? Tất nhiên không bắt chước con gì cũng chẳng sao cả!
Người đầu tiên trên thế giới đề cập đến vấn đề này mà tôi biết là Bill Gates khi ông ta so sánh các lập trình viên với một đàn mèo. Rất thông minh, tự lực, nhưng không thể dạy được (khác hẳn chó). Và làm CEO của Microsoft là làm sao cho đàn mèo đấy đi cùng một hướng.
Gần đây, có Thế giới di động tuyên bố xây dựng triết lý NHANH như BÁO GẤM, còn VietJet lại LÀNH như BỒ CÂU"
Anh Trương Gia Bình vì muốn FPT phải là con gì 'vừa to vừa nhanh' nên mới lúng túng!
Một cách hàm ý, chặng đường kinh doanh của FPT được ông Nguyễn Thành Nam tóm gọn trong quan điểm về 'mình là con gì' của vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trương Gia Bình.
Theo ông Nam, ông Bình đã từng quan niệm FPT cần 'to' như con cá mập, nhưng rồi 'to quá' nên phải tách hết các công ty ra, sau đó lại quan niệm 'to' như con voi nên lại quyết định nhập các công ty trở lại.
"Ở FPT, câu chuyện này được tranh luận sôi nổi từ hồi mới thành lập rỗi việc.
Có 2 trường phái: làm 1 con cá mập hung hãn, hay là một đàn cá măng rỉa rói. Cãi nhau hăng đến đến nỗi, một nhà sáng lập tách ra để thực hiện trường phái “đàn cá” của mình.
Còn anh Bình dẫn dắt đội ở lại quyết tâm nuôi cá mập!
Năm 2008. Khi Cá mập đã quá to, đòi hỏi phải có một mô hình mới. Câu chuyện lại được xới lên.
Lúc đầu anh Bình cho FPT là vẫn là cá mập, nhưng là đàn. Thế là tách hết các công ty ra.
Một thời gian sau chắc bị ảnh hưởng bởi cuốn sách “Voi cũng có thể nhảy đầm” của Louis Gerstner - IBM, anh lại cho FPT là Voi. Thế là lại nhập các công ty lại.
Gần đây nhất thấy anh bảo FPT là đàn sư tử! Nhưng trong bài lại kể chuyện đi săn cá voi.
Có vẻ như đối với anh con gì cũng được, miễn là TO nhưng lại phải rất Nhanh nhẹn nên mới lúng túng. Chứ anh không định bắt chước các cao thủ học những tuyệt chiêu của con đó!
Với tư cách cố vấn, tôi xin phép tư vấn anh chỉ nên tập trung làm FPT thật TO. TO là đủ. Và trong trường hợp đó, nên bắt chước TÊ GIÁC. Con này cực TO, NẶNG.
Tê giác không hung hãn, nhưng cứ lừ lừ tiến, không ai cản được. Tê giác không vội vàng. Khi cần phải tranh cướp tuyệt chiêu của nó là GIẪM LÊN CHÂN (hoặc NGÃ LÊN NGƯỜI) con khác. Con kia chắc chắn là không nhúc nhích được và có may mắn lắm thì mới thoát chết.
Thỉnh thoảng hứng lên thì bay một phát cho cả bọn lác mắt"
FPT giống một đàn ong, làm việc 'chăm chỉ cần mẫn kỷ luật, mà thiên hạ cứ tưởng đang nhởn nhơ chơi bời'
Đoạn cuối, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ quan điểm của mình về con vật đại diện cho FPT.
Theo vị cựu CEO, FPT là đàn ong, với một triết lý theo kiểu 'mặc kệ người ta nói': người ở ngoài nhìn vào thì thấy đang 'nhởn nhơ, chơi bởi' nhưng thực ra ở trong thì đang làm việc 'chăm chỉ cần mẫn kỷ luật'.
"Còn thực tế thì tôi thấy FPT giống một đàn ong hơn.
Làm việc chăm chỉ cần mẫn kỷ luật mà thiên hạ cứ tưởng đang nhởn nhơ chơi bời. Lúc hứng lên thì ào ào chẳng khác gì ong vỡ tổ. Suốt ngày lo tích mật thì cho ong chúa hoặc người ngoài (cổ đông). Khi cần thiết (nhất là bị bọn khác chọc tức), sẵn sàng xả thân – ong đốt xong là chết."
Trí thức trẻ