MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khó khăn và bất hạnh là vực sâu của kẻ yếu đuối nhưng là nấc thang tiến lên của thiên tài: Kẻ không trưởng thành sau thất bại mãi mãi không thể thành công

15-12-2020 - 19:03 PM | Sống

Khó khăn và bất hạnh là vực sâu của kẻ yếu đuối nhưng là nấc thang tiến lên của thiên tài: Kẻ không trưởng thành sau thất bại mãi mãi không thể thành công

Trên đời này chẳng có thứ gọi là thiên tài, chẳng qua chỉ là họ dám trải nghiệm, dám mạo hiểm mà thôi. Chỉ cần dám trải nghiệm, người thành công tiếp theo sẽ có thể là bạn.

Đời người phải có trắc trở mới học được cách trưởng thành. Có người hỏi rằng, trưởng thành là gì? Như thế nào mới được coi là trưởng thành?

Thật ra, trưởng thành chẳng qua cũng chỉ là kết quả sau mỗi một lần trải qua khó khăn mà đúc kết thành. Chỉ cần sau mỗi lần vấp ngã bạn đều mạnh mẽ hơn trước một chút thì đã có thể được coi là trưởng thành.

Nhưng trưởng thành nào có dễ dàng như thế, một số người bươn chải hơn mười năm, cũng không thấy tiến bộ hơn chút nào, cũng chẳng khác lúc trước là bao. Không phải vì họ lười nhác, không chịu cố gắng, không có chí tiến thủ mà là bọn họ không có dũng khí đương đầu với khó khăn.

Thay vì sẽ thất bại, chi bằng không nếm trải qua, đây chính là nguyên nhân rất nhiều người không thể trưởng thành được. Nhưng nếu cứ lo sợ thất bại, không dám đương đầu với khó khăn thì sẽ mãi mãi không thể nào vươn mình ra khỏi nghịch cảnh.

01. Mỗi một lần gặp khó khăn đều có ý nghĩa

Khó khăn và bất hạnh là vực sâu của kẻ yếu đuối nhưng là nấc thang tiến lên của thiên tài: Kẻ không trưởng thành sau thất bại mãi mãi không thể thành công - Ảnh 1.

Trong cuộc sống, chẳng ai muốn gặp phải phiền phức cả, càng sẽ không có người nào hy vọng gặp phải khó khăn. Nhưng trên con đường trưởng thành, sẽ luôn gặp phải vô vàn những khó khăn trắc trở, đó là điều chúng ta không thể nào tránh được.

Lựa chọn trốn tránh hay đối mặt với khó khăn, chủ yếu đều do thái độ đối mặt với khó khăn của chúng ta quyết định. Hãy tin rằng, tất cả những vấn đề mắc phải trong quá trình trưởng thành, của bạn đều là sự sắp đặt sẵn. Mỗi một khó khăn chúng ta đối mặt trong cuộc sống thì đều có ý nghĩa nhất định. Chúng ta phải đối diện và đáp trả lại nó theo chiều hướng tích cực, mãi cho đến khi nó thất bại, chúng ta mới có thể bắt đầu trưởng thành được.

02. Thoát khỏi sự ỷ lại khi gặp khó khăn

Khi tôi nghèo đến mức một ngày chỉ được ăn một bữa, tôi vẫn không đưa tay xin tiền người thân, bởi vì tôi xem nó như một lần rèn luyện, một lần chỉ có thể dựa vào sự nung đúc trong cuộc sống của chính bản thân mình.

Tôi chia 10 đồng tiền ăn một bữa thành hai phần 5 đồng, khi đói sẽ mua bánh mì hoặc cơm nắm ăn, có lúc thì súp cay chay, cuộc sống thế này cũng duy trì được một tuần.

Sau đó, tôi đã thành công vượt qua nó.

Cũng nhờ vậy mà sau này khi gặp phải những chuyện như thế, lựa chọn đầu tiên của tôi không phải là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, mà là tìm thử xem bản thân có cách nào giải quyết việc này hay không.

Điều này không chỉ giúp tôi học được cách làm sao đối diện với nghịch cảnh, mà còn giúp tôi thoát khỏi sự ỷ lại vào người khác.

Trong cuộc sống, rất nhiều người khi gặp phải khó khăn, điều họ nghĩ đến đầu tiên chính là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác chứ không phải suy nghĩ bản thân mình có thể tự nghĩ cách giải quyết hay không.

Hoàng đế người Pháp Napoléon Bonaparte từng nói: “Con người không thể cứ mãi dựa dẫm vào người khác, muốn tồn tại phải dựa vào bản thân mình.”

Chẳng ai có thể chiếu cố ta mãi, chúng ta cũng không thể cứ mãi dựa dẫm vào ai, người luôn luôn giúp đỡ chúng ta chỉ có thể là bản thân chúng ta mà thôi.

Dù cho hiện tại bạn có cha mẹ, bạn bè hay vợ chồng để dựa dẫm, nhưng bọn họ cũng không thể mãi mãi ở cạnh bạn cả đời được.

Bởi lẽ cha mẹ rồi cũng sẽ có một ngày già đi, già đến mức không còn nhớ rõ hình dáng của bạn nữa.

Bạn bè sẽ ngày càng bận rộn, bận đến mức không có thời gian trò chuyện cùng bạn.

Cuối cùng, vợ chồng cũng sẽ có thể rời xa bạn, đến khi chỉ còn một người cô độc là bạn, bạn nên làm thế nào đây.

Vẫn nên tranh thủ thời gian còn sớm, hãy thoát khỏi sự ỷ lại trong những lúc khó khăn đi.

Bạn trong tương lai chắc chắn sẽ cảm kích bản thân mình khi ấy lại tự lập và kiên cường đến thế.

03. Học cách tự kiểm điểm bản thân từ trong những khó khăn

Napoléon nói rằng: “Những người không tìm ra bài học trong sự thất bại, con đường thành công của họ sẽ mãi xa vời.”

Thật vậy, chỉ có người tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại, đồng thời kiểm điểm lại bản thân thì mới có thể trưởng thành.

Nếu chỉ trải qua khoảng thời gian này mà không tiếp thu được kinh nghiệm gì, vậy thì việc này đối với chúng ta quả thật chẳng có lợi ích gì cả.

Khó khăn và bất hạnh là vực sâu của kẻ yếu đuối nhưng là nấc thang tiến lên của thiên tài: Kẻ không trưởng thành sau thất bại mãi mãi không thể thành công - Ảnh 2.

 Nếu như nói EQ và IQ là nền tảng của một người thành công, vậy còn AQ thì sẽ quyết định lề lối và mức sống của người đó. AQ viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó.

Khi đối mặt với nghịch cảnh, nếu lựa chọn từ bỏ thì cũng coi như là nếm phải thất bại.

Nhiều người không phải chưa từng cố gắng, mà là bởi vì sau khi gặp phải những khó khăn trên chặng đường phía trước, đồng thời họ không nhìn thấy được kết quả, họ sẽ lựa chọn dừng lại và kết thúc chặng đường dài này tại đây.

Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều điều bất ngờ và tốt đẹp không thể nào ngờ được, chỉ có dám khắc phục, dám kiên trì mới có thể thấy được thành quả.

Vì thế, trong sự chờ đợi lâu dài này, chúng ta cần phải bồi dưỡng “sự đàn hồi”, cũng chính là khả năng hồi phục từ trong khó khăn của mình.

Nhà văn hiện thực người Pháp Balzac từng nói: “Khó khăn và bất hạnh, là nấc thang tiến lên của thiên tài, là nước rửa tội của những tín đồ, có thể là kho báu vô giá của con người, và chính là vực sâu không đáy của kẻ yếu đuối.”

Đừng xem khó khăn là sự phiền phức, hãy coi nó là một thách thức. Nếu chúng ta xem khó khăn như một sự phiền phức, chúng ta sẽ mãi mãi không thể nào trưởng thành được, bởi vì chúng ta đã tự phủ nhận chính mình không thể làm được, vì thế mới lựa chọn trốn tránh.

Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận ở một góc độ khác, cho dù đến cuối cùng chúng ta vẫn không thể thành công, nhưng chí ít chúng ta đã thành công và tiếp thu được kinh nghiệm trong quá trình này. Ở những lần tiếp theo, chúng ta sẽ càng có những cách giải quyết hiệu quả hơn.

Phải biết rằng, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Thomas Edison cũng từ trong hơn 1000 lần thất bại mới phát minh ra được bóng đèn điện.

Trên đời này chẳng có thứ gọi là thiên tài, chẳng qua chỉ là họ dám trải nghiệm, dám mạo hiểm mà thôi.

Chẳng ai có cuộc đời luôn thuận buồm xuôi gió, những người trông có vẻ hào nhoáng, chẳng qua là trưởng thành trong những thất bại liên tiếp, cuối cùng mới trở thành dáng vẻ bạn đang trông thấy mà thôi. 

Chỉ cần bạn dám trải nghiệm và không ngại khó khăn, người thành công tiếp theo cũng có thể chính là bạn.

Theo Zhihu


Phương Thu

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên