Khởi động thành công bằng quy tắc 2 phút: Kỹ năng tối ưu hóa 24 giờ siêu hiệu quả của giới nhà giàu
Ai cũng có 24 tiếng/ngày. Có người thành công, có người thất bại. Vấn đề mấu chốt là người thành công biết cách vận dụng những chiến thuật giúp tối ưu hóa thói quen và hiệu suất làm việc.
- 09-12-2018Người thành công: Hiểu rõ cơ hội không giống như đợi xe bus, lỡ chuyến này thì đợi chuyến sau. Nhất định phải tỉnh táo nắm bắt!
- 29-11-2018Bí quyết của người thành đạt: Không bao giờ làm chiếc máy photocopy hay con vẹt lòe loẹt của người thành công
- 19-11-2018Con đường dẫn tới thất bại nhanh chóng và rõ ràng nhất: Lắng nghe thật kĩ những gì người thành công nói!
Định luật Parkinson
"Nếu bạn chờ đến phút cuối mới bắt đầu công việc, thì việc đó sẽ chỉ mất một vài phút để hoàn thành," Đó chính là định luật Parkinson mà hầu hết ai trong chúng ta đều đã từng trải qua. Chúng ta phải vật lộn cả tháng trời để thực hiện một dự án, và rồi thật kỳ diệu, dự án đó được hoàn thành chỉ trong tuần cuối cùng.
Định luật này cung cấp đòn bẩy tuyệt vời để làm việc năng suất hơn: Áp dụng những deadlines ngắn hơn cho một công việc nào đó, hay sắp xếp một cuộc gặp mặt sớm hơn. Tìm khoảng thời gian để đạt được năng suất tối đa thay vì túc tắc thực hiện công việc dàn trải từ ngày này qua ngày khác.
Hãy tìm "dòng suy nghĩ" của bạn
Đối với những vận động viên, trạng thái này này được gọi là "in the zone," đây là khi bạn tập trung đến nỗi hoàn toàn tê liệt với bất cứ sự xao nhãng nào.
Để tập trung vào trạng thái này, hãy tìm ra sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng. Nếu công việc quá thách thức và vượt ra ngoài khả năng, chúng ta sẽ trở nên lo lắng và bực bội, nhưng nếu công việc không đủ độ khó, lại khiến chúng ta dễ cảm thấy nhàm chán.
Hãy làm từng việc một
Có rất nhiều ví dụ cho thấy làm nhiều việc cùng một lúc (multi-tasking) là không tốt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những người vừa đi bộ vừa nói chuyện điện thoại đều dễ đâm vào người khác hơn và rất dễ bị mất tập trung, nhiều người thậm chí còn không thể nhận ra một chú hề lái xe đạp 1 bánh đang lao tới.
Làm nhiều việc cùng một lúc thực chất là cách nói khác đi của việc "chuyển từ việc này sang việc kia" (task-switching). Vấn đề là cuối cùng bạn sẽ để bản thân bị chi phối bởi quá nhiều dự án dang dở. Một câu nói hay về việc tập trung của Alexander Graham Bell như sau: "Hãy tập trung tất cả suy nghĩ vào công việc bạn đang làm, ánh nắng mặt trời sẽ không đủ sức thiêu cháy cho đến khi chỉ tập trung chiếu vào một chỗ."
Quy tắc 2 phút
Nếu công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút, hãy làm ngay.
Theo cuốn Getting Things Done của David Allen, ông giải thích rằng những người năng suất nhất sẽ tận dụng từng khoảng thời gian nhỏ có sẵn trong từng ngày. Chuẩn bị một danh sách những công việc 2 phút để tận dụng bất cứ khi nào có thời gian rảnh sẽ tăng năng suất của bạn
Có rất nhiều việc lặt vặt thường ngày bạn bị cái lười đeo bám chẳng buồn làm ngay trong khi chúng chỉ mất chưa đến 2 phút để hoàn thành. Ví dụ như đổ rác, bỏ đồ vào máy giặt, gấp quần áo… Chính sự lười biếng và dồn công việc lại cuối ngày hay cuối tuần khiến bạn như luôn ngập trong núi việc.
Hãy tạo thói quen làm việc nhỏ ngay lập tức vì nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút.
Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút.
Bạn không thể hoàn thành mọi ước mơ, mục tiêu trong vòng 2 phút. Dĩ nhiên là vậy. Nhưng để bắt đầu chỉ cần 2 phút. Viết bài: mở sổ ra và bắt đầu tập viết trong 2 phút. Học kỹ năng nghe: mở mp3 lên và tập nghe trong 2 phút. Đọc sách: đọc trang đầu tiên của cuốn sách trong 2 phút. Nguyên tắc 2 phút sẽ khiến bạn dấn thân vào công việc, khi đó bạn sẽ dễ dàng tiếp tục công việc đó thay vì cứ trì hoãn.
Làm việc theo đồng hồ sinh học của bạn
Những tế bào thần kinh trong não chúng ta điều khiển nhịp sinh học, điều này ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức, việc giải phóng hormone, các cảm xúc và mức độ năng lượng. Việc thường xuyên hoạt động lệch nhịp sinh học (chẳng hạn như những phi công quốc tế) gây ra suy nhược cơ thể.
Sự hiệu quả nằm ở chỗ kết hợp hài hòa công việc cụ thể với những khoảng thời gian nhất định. Công việc phân tích, lên kế hoạch công việc thích hợp nhất với khoảng thời gian trong vòng 1 vài giờ sau khi thức dậy, khi mà việc tăng nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng sẽ tăng lượng máu lên não.
Sự tỉnh táo sẽ bắt đầu đi xuống sau buổi trưa khi mà quá trình tiêu hóa đòi hỏi năng lượng. Khoảng thời gian này sẽ phù hợp nhất cho việc suy nghĩ sáng tạo.
Buổi chiều, hãy dành cho thể dục. Tiến sĩ Gerard Kennedy nhận ra rằng các kỷ lục Olympic bị phá vỡ vào buổi chiều muộn nhiều hơn bất cứ thời gian nào. Sức mạnh cơ bắp, khả năng chứa khí của phổi, sự phối hợp mắt – tay và sự linh hoạt của các đốt tăng cao nhất từ 4 đến 6 giờ chiều.
Tóm lại, 3 việc nên làm để tối đa hóa hiệu suất của bạn là: Buổi sáng dành cho công việc phân tích. Sau bữa trưa nên dành cho công việc sáng tạo. Các hoạt động thể chất nên tập trung vào buổi chiều tối từ 4 đến 6 giờ chiều.
Chế tạo ngược
Được áp dụng phổ biến nhất trong ngành máy móc công nghiệp và phần mềm máy tính, chế tạo ngược có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực, sản phẩm và chiến lược khác nhau.
Chế tạo ngược là tách rời và phân tích các thành phần tạo nên tổng thể. Tính hiệu quả không chỉ đến từ việc xem xét các phần liên quan với nhau như thế nào, mà còn đến từ khả năng làm việc trên từng phần bị tách rời. Giáo sư Tim Ferriss nhận ra sự nhanh chóng thành thạo điệu nhảy tango của mình thông qua việc chia nhỏ điệu nhảy, và việc học cả vai trò của bạn nhảy nữ bên cạnh vai trò của nam.
Bộ ba sức mạnh của "Ý chí"
Giáo sư trường Stanford Kelly McGonigal nói rằng chìa khóa dẫn đến việc đạt được mục tiêu là hiểu 3 sức mạnh của ý chí: Sẽ - Sẽ không – Muốn.
Sẽ không: Sức mạnh chống lại cám dỗ, như nói "không" với social media.
Sẽ: Sức mạnh này nghĩa là chọn một cách cư xử thay thế -- gửi một mail xã giao nhưng với mục đích kết nối.
Muốn: Sức mạnh này là ghi nhớ mục đích, mục tiêu của bạn, ví dụ đó là thúc đẩy sự nghiệp, hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận.
Sức mạnh ý chí giống như là cơ bắp vậy. Khi sử dụng cả 3 sức mạnh, chúng ta sẽ tăng gấp 3 khả năng thành công. Hãy nhớ: Kháng cự (cám dỗ), Thay thế (bằng sự lựa chọn khác), Ghi nhớ (mục tiêu của bạn).
52 bật, 17 tắt
Là một doanh nhân khởi nghiệp có thể khiến bạn không có giờ giải lao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 1 trong 5 nhân viên có thể nghỉ ăn trưa, mặc cho bữa trưa có những lợi ích rõ ràng đối với bộ não mệt mỏi của chúng ta.
Vậy tỷ lệ làm việc/nghỉ ngơi hoàn hảo là bao nhiêu? Ứng dụng DeskTime theo dõi việc sử dụng máy tính của các nhân viên đã phát hiện ra rằng 10% những người năng suất nhất sẽ làm việc chăm chỉ trong vòng 52 phút, và rồi nghỉ ngơi trong vòng 17 phút. Điều này cũng được các nhà khoa học chứng minh, cụ thể liên quan đến các khoảng thời gian chú ý của chúng ta. Não bộ có thể tập trung tối đa 90 phút, và rồi cần 20 phút nghỉ ngơi. Những giờ nghỉ giải lao được tính toán trước tương đương với làm việc hiệu quả.
Tạo tư thế quyền lực
Giáo sư Amy Cuddy trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh những phản ứng thần kinh và tâm lý do tư thế tạo ra. Việc tạo ra một tư thế thể hiện quyền lực giúp tăng testosterone (thúc đẩy sự tự tin, dám khẳng định mình, năng lượng) và giảm cortisol (tạo stress, căng thẳng, lo lắng). Một người tự tin, có hàm lượng testosterone cao sẽ năng suất hơn rất nhiều một người căng thẳng đầy cortisol. Não của chúng ta được kết nối để phản ứng với cách mà các bộ phận trong cơ thể hoạt động.
Quy trình tiến lên hợp lý
Eric Ries đã đưa ra lời cảnh báo rất thực tế: "Nếu chúng ta đang xây dựng các sản phẩm sai lầm một cách thực sự hiệu quả, nó cũng giống như chúng ta đang lái xe xuống đáy vực và vẫn khoe khoang về khả năng tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời."
Chiến lược này nghĩa là bạn phải tính toán và tỉnh táo với những nỗ lực của mình, với một mục tiêu và quá trình linh hoạt, thay vì cố định.
Trí thức trẻ