MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, căng thẳng kéo dài còn có thể khiến não bạn ‘teo nhỏ’ lại

31-10-2017 - 07:19 AM | Sống

Căng thẳng kéo dài và sự tăng nồng độ Cortisol trong máu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu và kiểm soát lý trí của mỗi người

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống hiện đại khiến cho con người càng ngày càng có nhiều áp lực, áp lực trong công việc, trong học tập, trong đời sống tình cảm... Stress (căng thẳng) là một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Nó không chỉ tạo cho ta cảm giác khó chịu mà còn kéo theo nhiều tác động tiêu cực tới não bộ và cơ thể. Bởi vậy, để duy trì một sức khỏe lành mạnh và lâu dài, hãy học cách kiểm soát và tiêu diệt sự căng thẳng.

Căng thẳng có thể “tái cấu trúc” não bộ

Stress đôi khi không hoàn toàn mang lại những tác động tiêu cực như ta vẫn nghĩ. Stress đôi khi rất hữu ích, nó có thể kích thích bạn, tạo ra năng lượng giúp bạn bứt phá trong những cuộc thi thể thao hay như lúc bạn đang biểu diễn trên sân khấu trước hàng nghìn người. Tuy nhiên, stress mang lại tác hại nhiều hơn là lợi ích, căng thẳng kéo dài có thể sẽ “tái cấu trúc” bộ não con người.

Khi chúng ta căng thẳng, a-xít HPA sẽ được kích hoạt. Vùng trước nhãn của vùng dưới đồi nằm ở trung tâm não bộ có khả năng tiết ra một hợp chất. Sau đó hợp chất này sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hooc-môn ACTH vào các mạch máu. Hooc-môn này chính là tác nhân gây ra stress – Cortisol. Khi Cortisol được tiết ra, cơ thể con người sẽ luôn được đặt vào trong trạng thái sẵn sàng hành động. Nhưng khi Cortisol được tiết ra trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ của chúng ta từ đó dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Cortisol có trách nhiệm cung cấp năng lượng (carbs, chất béo và quan trọng nhất - đường) vì những chất này rất cần thiết để cơ thể xử lí những tình huống khó khăn. Tuy nhiên nếu tình trạng trên kéo dài, cơ bắp sẽ dần bị phá vỡ, giảm tốc độ phản hồi của cơ bắp, hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Vì vậy não bộ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Căng thẳng làm não bộ “teo nhỏ” lại

Căng thẳng kéo dài và sự tăng nồng độ Cortisol trong máu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu và kiểm soát tâm trí. Hồi hải mã, vùng não điều khiển các yếu tố trên, cũng bắt đầu hạn chế tác dụng của A-xit HPA và khi tình trạng này xấu đi, khả năng kiểm soát căng thẳng cũng bị suy giảm. Không những thế Cortisol còn làm giảm lượng tế bào thần kinh. Khi có quá nhiều Cortisol tập trung trước vùng trước não, khả năng phán xét, hành vi xã hội và khả năng ra quyết định cũng bị kém đi. Hơn thế nữa, các liên kết tạo bởi những xi-náp sẽ dần bị phá vỡ. Điều này dẫn tới việc số lượng tế bào não đang phát triển bị giảm đi đáng kể và sự lặp đi lặp lại nhiều lần đó sẽ làm cho não bộ của bạn bị “teo nhỏ” lại.

Tập thể dục và ngồi thiền có thể hạn chế những ảnh hưởng trên

Phương pháp ngồi thiền để luyện tập khả năng tập trung là vô cùng hữu ích. Đây là lúc giúp chúng ta lưu tâm ở thời điểm hiện tại và nhận thức được môi trường đang hiện hữu xung quanh. Ta có thể gọi tên những thứ ở phía trước, hoặc sử dụng các giác quan để cảm nhận những gì đang diễn ra trong thời điểm này. Điều này giúp não bộ tập trung chủ yếu vào quá khứ hoặc tương lai. Nói cách khác, nó tập trung vào những điều đã xảy ra (những điều không thể thay đổi) hoặc những điều chưa xảy ra (do đó bạn không cần phải lo lắng về việc đó).

Khi bạn tập thể dục và suy ngẫm, bạn thực sự có thể làm hạn chế những ảnh hưởng đã đề cập ở trên. Não bộ của bạn sẽ phát triển tỉ lệ với sự giảm thiểu mức độ căng thẳng. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát được sự căng thẳng, hãy chạy bộ hoặc thiền định, hãy để căng thẳng biến mất và đó là điều tốt nhất mà bạn có thể làm để cơ thể và tâm trí của bạn phát triển tốt hơn.

Thu Hoài

Lifehack

Trở lên trên