Không dễ để nhận ra 6 sự thật giấu kín này nhưng một khi đã biết cuộc sống của bạn sẽ “dễ thở” hơn nhiều
Cuộc sống có dễ dàng hay không, tất cả phụ thuộc và sự thấu hiểu của bạn đối với mọi việc xung quanh.
- 26-03-20187 sự thật bạn cần mạnh dạn đối diện trong cuộc sống để thực sự trưởng thành
- 26-02-2018Cuộc đời quá ngắn để hiểu ra những sự thật cay đắng này...
1. Nói ít đi, học hỏi nhiều hơn
Bertrand Russell từng nói: “Toàn bộ vấn đề của thế giới là những kẻ ngu ngốc và cuồng tín thì giỏi đưa ra quyết định trong khi những người tài giỏi thực sự thì lại luôn hoài nghi”. Bạn có thể thấy điều này đúng đắn nhường nào khi va chạm với thực tế, nơi bạn sẽ gặp những kẻ luôn sẵn sàng thể hiện quan điểm ở mọi vấn đề nhưng thực chất chẳng mang lại giá trị gì (hay còn gọi là “thùng rỗng kêu to”). Trong khi đó, cũng luôn có những cá nhân rất từ tốn trong việc thể hiện suy nghĩ của mình, dù anh ta chính là người thông minh nhất.
Tâm lý học gọi sự tương phải này là hiệu ứng Dunning-Kruger, để chỉ những người bị ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không hề nhận ra những thiếu sót hiện hữu. Trong khi những người có năng lực thật sự thì khiêm tốn vì họ biết, dù mình giỏi nhưng vẫn còn người giỏi hơn. Nếu là lần đầu tiếp xúc, bạn hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn về khả năng của 2 đối tượng này!
2. Càng nhiều lựa chọn càng tiềm ẩn nguy cơ
Những tiến bộ về khoa học công nghệ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều đó không thực sự đem lại quá nhiều giá trị cho cuộc sống..
Khi có quá nhiều lựa chọn, chúng ta có xu hướng “đóng băng” tất cả và bắt đầu xem xét các ý tưởng. Để tránh những khó khăn trong việc đưa ra các quyết định phức tạp và dễ sai lầm, con người thường ưu tiên những lựa chọn mặc định và duy trì nguyên trạng càng tốt. Điều này vô tình làm mất đi những cơ hội tốt hơn.
Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản: Hạn chế số lượng các lựa chọn lại và đừng ngại áp đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt vào các dự án bạn sẽ thực hiện. Nghe thì có phần nghịch lý nhưng về lâu dài, điều này sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội hơn khi đã có một chỗ đứng nhất định.
3. Các mục tiêu có vẻ thực tế thì lại khó hiện thực hóa hơn
“99% người trên thế giới này bị thuyết phục rằng họ không thể thực hiện những điều vĩ đại, vì vậy họ nhắm tới những mục tiêu thấp hơn. Điều này gây ra mức độ cạnh tranh khốc liệt ở những mục tiêu “thực tế” và làm chúng ta mất nhiều thời gian, năng lượng hơn để theo đuổi”, Tim Ferriss.
Nếu bình tĩnh nhìn lại thì bạn sẽ thấy điều này là tất yếu của quan hệ cung – cầu thôi. Bạn nghĩ rằng mọi người theo đuổi những mục tiêu cao xa thì mình lùi lại để hoàn thiện những mục tiêu nhỏ mà không biết rằng lựa chọn đó cũng chẳng giúp cuộc sống dễ dàng hơn là bao do mức độ cạnh tranh rất lớn. Do đó, đừng vội quyết định những bước nhỏ theo cảm xúc và xu hướng xã hội. Hãy làm gì mà bạn muốn ấy, và tham vọng 1 chút sẽ tốt hơn cứ thực tế mãi!
4. Chúng ta tập trung vào người khác hơn là vào chính bản thân mình
Hay nói cách khác, chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cái nhìn và cách đánh giá của người khác. Suy nghĩ này khởi nguồn từ khi con người còn phải vật lộn với cuộc đấu tranh sinh tồn, khi một cá nhân không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của tập thể. Dần dần, nó trở thành một “bóng đen” tâm lý khiến con người luôn phải cố gắng xây dựng hình tượng trong mắt người khác để được công nhận, được yêu quý và giúp đỡ.
Nhưng việc cố gắng theo đuổi những địa vị phù phiếm để “tốt hơn”, “đẹp hơn”, “xuất sắc” hơn trong mắt người khác đang dần giết chết giá trị của chính bạn. Thay vì bất chấp làm tất cả mọi thứ để thay đổi những gì mọi người nghĩ về mình, có lẽ bạn nên tập trung vào việc thay đổi chính mình thì tốt hơn. Hãy tạo ra một giá trị nào đó và rồi thế giới sẽ nhận ra một bạn riêng rẽ nhưng vẫn tỏa sáng, “chậm nhưng chắc”!
5. Tư duy tiêu cực có thể dẫn đến kết quả tích cực
Bạn vẫn thường được khuyên hãy suy nghĩ tích cực và lạc quan lên rồi mọi chuyện sẽ ổn, cuộc sống rồi sẽ lại hạnh phúc đúng không? Điều đó cũng đúng, nhưng không phải trong mọi trường hợp.
Các nhà khoa học của Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng suy nghĩ này vô tình kéo theo sự thụ động vào cuộc sống của chúng ta. Niềm tin đó khiến chúng ta chỉ biết sống trong hy vọng thay vì hành động để thay đổi. Bạn nghĩ như vậy thì vấn đề có khá hơn được không?
Họ cũng thường xuyên tiến hành một bài thực hành gọi là “premeditatio malorum”, mục đích là tưởng tượng ra những tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra sau đó họ phải tìm mọi cách để giải quyết vấn đề đó. Bài học này thể hiện sức mạnh của sự tiêu cực, rằng tiêu cực đôi khi là động lực thúc đẩy những hành vi tích cực. Thay vì phủ nhận những khắc nghiệt của cuộc sống thì tốt hơn hãy chấp nhận nó, đối diện với nó.
6. Mọi ưu điểm đều có nhược điểm
Hãy lấy ví dụ từ những người nổi tiếng để dễ hiểu hơn vấn đề này. Picasso và Einstein là những nhà khoa học – nghệ thuật nổi danh nhất vào thời kỳ của họ. Họ luôn sống với đam mê, không ngừng tìm tòi để đẩy cao ranh giới trong lĩnh vực của mình. Nhưng cùng với tâm huyết trong công việc đó, họ đánh mất hạnh phúc gia đình của mình.
Như thế đó, mọi ưu điểm của một người đều có nhược điểm tiềm ẩn. Sự dũng cảm quá mức sẽ trở thành liều lĩnh. Thói quen sắp xếp gọn gàng có thể trở thành nỗi ám ảnh. Hay khả năng thuyết phục có thể điều khiển cả những suy nghĩ cực đoan.
Tất cả những điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh đặt vấn đề. Điểm mạnh có thể dễ dàng trở thành điểm yếu nếu chúng ta không xem lại chính mình. Ngược lại, chúng ta có thể chuyển những điểm yếu được cho là thành những điểm mạnh nếu chúng ta biết đặt mình vào môi trường thích hợp.
Medium