MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không giỏi, phải học: Đừng tự tin mình có khả năng lãnh đạo bẩm sinh nếu không có 5 phẩm chất được công nhận bởi các Chính trị gia Hoa Kỳ sau đây!

23-01-2019 - 10:35 AM | Sống

Lãnh đạo thực sự không phải là sự vượt trội về vị trí đẳng cấp và danh hiệu. Khả năng lãnh đạo không giúp một cá nhân trở nên vĩ đại, mà là khả năng tạo điều kiện cho sự vĩ đại của những người khác.

Tất cả chúng ta đều có cơ hội trở thành người lãnh đạo ở một lĩnh vực hoặc một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhưng thực chất, khái niệm “Người lãnh đạo” đã bị hiểu sai suốt một thời gian dài. Nhiều người trẻ thường hiểu danh hiệu cao quý này theo một trường nghĩa rất hẹp hòi: Trở thành một nhà lãnh đạo nghĩa là có quyền kiểm soát kẻ khác. 

Nhưng thực chất, những kẻ thiển cận cố chạy theo quan điểm đó chỉ ngày càng trở nên mất kiểm soát chính mình. Hay cũng có những bạn trẻ phấn đấu sở hữu một vị trí quyền lực trong một tổ chức mà quên mất rằng, những bậc thang đẳng cấp cũ kỹ đã bị phá bỏ trong xã hội hiện đại. Ngay cả khi bạn nắm giữ vị trí không thể thay thế trong một tổ chức, bạn cũng có thể bị thay thế khi không đủ phẩm chất và năng lực.

Vấn đề của những người trẻ hiện nay là hoặc quá thèm khát đỉnh cao, hoặc vô trách nhiệm, lười biếng và thờ ơ với mọi sự. Đó là khi xã hội tràn ngập 2 loại người: Một bên là nhiệt tình cộng ngu dốt và một bên khác là những kẻ chỉ muốn sống một cuộc đời dễ dãi. Điểm chung của cả hai bên đều là chỉ nghĩ đến bản thân mà nhắm mắt quay lưng dồn trách nhiệm cho người khác. 

Lịch sử luôn có sự quay vòng, hiện tượng trì trệ và sai lầm này từng xảy ra ở nước Mỹ những năm giữa thế kỷ 20. Đó là khi nước Mỹ đã có những bước tiến nhất định về mặt kinh tế và quân sự. Sự yên bình tạm thời này đã sản sinh ra những nhóm người trẻ bất tài nhưng ảo tưởng và có tài nhưng vô trách nhiệm. 

Để cảnh tỉnh tình trạng này, quân đội Hoa Kỳ đã xuất bản một cuốn sách gối đầu giường cho tất cả các sỹ quan về cách trở thành một người đàn ông chân chính và lãnh đạo thực thự. Dưới đây là 5 phẩm chất mở đầu cuốn sách mà ngày nay vẫn được coi là kim chỉ nam của các Chính trị gia cường quốc số 1 thế giới này.

Không giỏi, phải học: Đừng tự tin mình có khả năng lãnh đạo bẩm sinh nếu không có 5 phẩm chất được công nhận bởi các Chính trị gia Hoa Kỳ sau đây! - Ảnh 1.

1. Sự quyết tâm

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường so sánh một nhà lãnh đạo như một chiếc mỏ neo cho một con tàu trong cơn bão: Nó đơn độc chìm sâu dưới đáy đại dương để giữ cả con tàu đang chao đảo. Một nhà lãnh đạo thật sự luôn quyết tâm theo đuổi kế hoạch đến cuối cùng dù có bao nhiêu khó khăn xảy ra. Và cách thể hiện của họ không phải là sự hô hào, mà là duy trì sự ổn định, bình tĩnh đón nhận mọi kết quả. 

Khi tình huống xấu xảy ra, phản ứng của một người bình thường luôn là sợ hãi, hỗn loạn, căng thẳng. Đây chính là lúc năng lực lãnh đạo được bộc lộ. Họ không tránh khỏi những cảm xúc kể trên, nhưng ngay cả khi có cơ hội rút lui an toàn và trốn tránh trách nhiệm, người lãnh đạo vẫn sẽ đi theo con đường mình cho là đúng. Anh ta hiểu cằn nhằn, ồn ào, la hét và điên cuồng tìm ra giải pháp chỉ là hành động vô ích. Sự quyết tâm trong tĩnh lặng và thâm trầm của nhà lãnh đạo chân chính sẽ làm đồng sự cảm thấy tin tưởng, bởi ngay cả khi ''vật đổi sao dời'', họ luôn biết nhiệm vụ của mình là gì và sẽ bình tĩnh hoàn thành đến phút cuối.

Bài học cho bạn: Đừng chờ đợi khủng hoảng xuất hiện mới đưa ra giải pháp. Hãy luôn ghi nhớ lợi thế, mục tiêu và kế hoạch thực sự của bạn để chuẩn bị trước cho những quyết định quan trọng. Đừng để đến khi mất bò mới lo làm chuồng, bởi những kẻ thiếu kinh nghiệm sẽ luôn bị cám dỗ bởi một thoát an toàn thay vì đứng ra chịu trách nhiệm. Đặt ra các giả thuyết và giải quyết nó một cách nghiêm túc như một bài tập quan trọng, bạn sẽ tránh được sự hoảng loạn và dao động vào giờ phút quyết định.

Không giỏi, phải học: Đừng tự tin mình có khả năng lãnh đạo bẩm sinh nếu không có 5 phẩm chất được công nhận bởi các Chính trị gia Hoa Kỳ sau đây! - Ảnh 2.

2. Chấp nhận rủi ro

Không đau - Không đạt. Không phải ngẫu nhiên mà những người thành công luôn khẳng định chỉ những cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro mới là những nhà lãnh đạo đích thực. Một cuộc sống không có rủi ro dĩ nhiên nghe thật bùi tai; và chính điều này đã ru ngủ nhiều đấng nam nhi vào sự thờ ơ và lười biếng với thế sự. Nhưng kẻ chọn vị trí an toàn sẽ chẳng bao giờ nếm được vị ngon của trái thành công thực sự. Không có thất bại, một người đàn ông sẽ không bao giờ hiểu được chính mình, giới hạn của mình đến đâu, hay những tiềm năng mà anh ta có thể tạo ra để thay đổi cuộc sống. Nỗi sợ rủi ro sẽ đưa một người đến rủi ro lớn nhất: Dậm chân tại chỗ và sớm trở nên vô giá trị với cộng đồng.

Bài học cho bạn: Nỗi sợ là cảm giác rất thật mà chúng ta đối diện hàng ngày. Bạn sẽ không có khả năng vượt qua những chướng ngại vật lớn nên ngay cả cái nhỏ bạn cũng bỏ cuộc. Vì vậy, hãy bắt đầu thử thách mình từ những điều nhỏ bé nhất. Hãy tự hỏi bạn thân bạn sợ điều gì? Phát biểu trước đám đông chẳng hạn? Đối mặt và bạn sẽ có được khí phách để vượt qua cả những rủi ro lớn hơn trong tương lai.

3. Sẵn sàng chia sẻ phần thưởng với cấp dưới

Một nhà lãnh đạo vĩ đại, dù có tự tin bằng trời, cũng phải biết khiêm tốn thừa nhận rằng không có thành công nào là một nỗ lực cá nhân. Kể cả khi vai trò của anh là quan trọng nhất đưa đến thành quả chung. Muốn học trở thành lãnh đạo, hãy học cách biết ơn tất cả những người đã đóng góp dù ít dù nhiều cho thành tích của cộng đồng. Hãy hiểu rằng ai cũng thích được khen ngợi và công nhận cho sự đóng góp của mình. Nếu được an ủi về mặt tinh thần đúng lúc, mọi người đều sẽ tin tưởng mọi quyết định của bạn trong tương lai.

Bài học cho bạn: Chia sẻ thành công với cấp dưới đơn giản là từ việc cho họ sự công nhận của cộng đồng, một món quà hay tăng lương. Khi đưa ra lời cảm ơn hoặc khen ngợi, hãy cố gắng cụ thể nhất có thể, chứ đừng chỉ nói hú họa chung chung ai cũng như ai. Điều đó cho thấy bạn sâu sắc và hiểu biết và cũng là một người nhà lãnh đạo có tâm.

Không giỏi, phải học: Đừng tự tin mình có khả năng lãnh đạo bẩm sinh nếu không có 5 phẩm chất được công nhận bởi các Chính trị gia Hoa Kỳ sau đây! - Ảnh 3.

4. Sẵn sàng nhận trách nhiệm

Sẵn sàng nhận trách nhiệm chính là phép loại trừ chính xác nhất để lọc ra đâu là nhà lãnh đạo đích thực đâu là những kẻ giả tạo. Không thiếu những kẻ tự nhận mình là lãnh đạo nhưng chỉ ngẩng cao đầu với lời khen và trốn tránh hoặc tìm người gánh khi rắc rối xảy đến. Bạn có thể an toàn nhưng bạn cũng sẽ mất đi lòng tự tôn của bản thân và lòng trung thành của những người khác.

Những nhà lãnh đạo chân chính sẽ nhận trách nhiệm cho tất cả các hậu quả thuộc về quyết định của họ, kể cả khi người gây ra trực tiếp là cấp dưới. Bởi thực chất, lỗi thuộc về người đứng đầu thường là do chỉ đạo không rõ ràng dẫn đến hiểu sai hoặc chọn sai người để giao việc. Chỉ khi nhận lỗi và tự mình đối mặt với hậu quả mới có thể nhanh chóng đi vào giải quyết vấn đề thực sự, thay vì quanh co trốn tội.

Bài học cho bạn: Nhận lỗi cũng như cảm ơn, luôn cần đến sự chân thành. Hãy nhận lỗi khi thật sự trong thâm tâm bạn thấy mình sai. Nếu bạn miễn cưỡng, ai cũng sẽ nhận ra và màn trình diễn ấy sẽ biến bạn thành một thằng ngốc giữa đám đông. Đừng tự biến mình thành kẻ tử vì đạo và cho rằng có thể kiếm vinh quang từ một bãi đổ nát, sẽ càng khiến cấp dưới mất niềm tin vào bạn hơn mà thôi.

5. Thần kinh thép

Không phải ai cũng có thể thức dậy mỗi ngày và đối mặt với thất bại, những thành tích bị xóa sạch, thậm chí không nơi trú ngụ. Trong lịch sử, những người lãnh đạo vĩ đại nhất là những người đã đối mặt với những khoảnh khắc đen tối nhất trước khi đạt đến đỉnh cao. Điểm chung của họ là đều không để quá khứ hay những gì đã qua ảnh hưởng đến bước đi tiếp theo của họ. Quá khứ là quá khứ và nó chẳng giúp gì được cho bạn nữa trừ những bài học. Nghiền ngẫm thất bại và đay nghiến bản thân chỉ khiến bạn mất niềm tin vào chính mình hơn mà thôi.

Theo Bùi Thảo

Trí thức trẻ

Trở lên trên