Không phải nhân lực giá rẻ, doanh nghiệp châu Âu, Mỹ quan tâm gì khi "chọn mặt gửi vàng" địa phương đầu tư ở Việt Nam?
Tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội” mới đây, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã chia sẻ những tiêu chí riêng của mình trong việc lựa chọn địa phương để đầu tư.
- 27-04-20214 tháng đầu năm thu hút được 12,25 tỷ USD vốn FDI, Long An tiếp tục dẫn đầu
- 27-04-2021Hơn 1,3 tỷ USD đổ vào 17 dự án khu công nghiệp ở Bắc Ninh
- 27-04-2021Tập đoàn Anh muốn đầu tư 500MW điện mặt trời áp mái tại Đồng Nai trong năm 2021
Trao đổi tại phiên thảo luận của diễn đàn, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, hiện tại, EVFTA đã tạo ra những thay đổi tích cực như tăng cường xuất khẩu giữa EU với Việt Nam và góp phần giúp việc làm tăng tốt trong thời gian qua. Trong thời gian tới, ưu tiên hàng đầu của EuroCham sẽ là nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn châu Âu cho từng địa phương, cho từng doanh nghiệp.
Về vốn đầu tư, ông Minh cho biết, vốn từ châu Âu là nguồn vốn có chất lượng, tiên tiến và hướng tới bảo vệ môi trường. Hiệp hội này dự định sẽ tập trung vào lĩnh vực PPP về cơ sở đầu tư hạ tầng và tiêu chí để đưa ra quyết định đầu tư chủ yếu liên quan đến môi trường kinh doanh.
"Hiện chúng tôi cũng đang nghiên cứu các chỉ số đầu tư tại địa phương. Ngoài những trung tâm lớn Hà Nội và TP. HCM thì trong tương lai, nhiều địa phương cũng đang đáp ứng cầu của doanh nghiệp châu Âu là Quảng Ninh và Hải Phòng. Về nhân lực, do chúng tôi dùng công nghệ cao, công nghiệp hoá cao, nên chúng tôi không nhắm vào nhân lực giá rẻ. Địa phương đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng sẽ là nơi chúng tôi nhắm tới" - ông Minh cho hay.
Ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội chia sẻ, theo kết quả khảo sát của JETRO về xu hướng đầu tư kinh doanh 1-2 năm tới của doanh nghiệp, hầu hết cho rằng mở rộng hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh là khó. Dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong những đất nước nằm trong top đầu của ASEAN.
Trong số các nước JETRO đã khảo sát, số lượng cụm từ như thu nhỏ sản xuất, rút lui, thoái vốn gần như không xuất hiện ở Việt Nam, việc này cho thấy sức mạnh của Việt Nam.
Trong chương trình trình hỗ trợ của Nhật Bản mà JETRO là cơ quan điều phối, 2/3 doanh nghiệp tham gia chương trình này đã chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư. Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản thời gian tới sẽ dịch chuyển về các địa phương, do đó vai trò kết nối của doanh nghiệp với các địa phương là điều vô cùng quan trọng để xúc tiến đầu tư.
Ông John Rockhold, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cho hay, tại cuộc gặp mới đây giữa Chủ tịch nước Việt Nam với các nguyên thủ các nước, Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ được biết, Việt Nam đang xem xét việc phi carbon hóa. Đây là quá trình quan trọng đòi hỏi sự tham gia cả các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
"Chúng tôi mong muốn hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và khảo sát để giải quyết các cấn đề đặt ra. Bản thân các doanh nghiệp nhà nước cũng đang tham gia các quá trình này. Sự tham gia của doanh nghiệp nước sẽ giúp Việt Nam trong quá trình này. Phi carbon hóa sẽ có nhiều việc phải làm, nhưng cũng tạo ra cơ hội việc làm và cơ hội phát triển cho Việt Nam" - ông John Rockhold nói.