MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Là vua thế giới nhưng Trung Quốc vẫn liên tục bỏ tiền thu mua món hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 400%, đến người Mỹ cũng phải mê

01-03-2024 - 06:05 AM | Thị trường

Mặt hàng này xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các thị trường tháng 1/2024.

Là vua thế giới nhưng Trung Quốc vẫn liên tục bỏ tiền thu mua món hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 400%, đến người Mỹ cũng phải mê- Ảnh 1.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023.

Xét về giá xuất khẩu trung bình, tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương với cùng kỳ năm 2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023.

Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023 (Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait).

Là vua thế giới nhưng Trung Quốc vẫn liên tục bỏ tiền thu mua món hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 400%, đến người Mỹ cũng phải mê- Ảnh 2.

Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,7% trong tổng lượng và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch chè xuất khẩu của cả nước, với 4.556 tấn, tương đương gần 9,2 USD, tăng 33% về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu chè sang Pakistan đạt 2.013 USD/tấn, cao hơn so với giá xuất khẩu trung bình của toàn thị trường.

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 928 tấn chè, trị giá gần 1,4 triệu USD, tăng 86% về lượng và 87% về kim ngạch. Đài Loan đã tăng 1 hạng trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.

Mỹ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 3 trong tháng 1/2024, đạt 913 tấn, tương đương kim ngạch đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 191% về khối lượng và gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ. Trong khi đó, Mỹ vốn là quốc gia nổi tiếng với văn hóa uống cà phê và có những chuỗi cà phê lớn như Starbucks.

Đáng chú ý, là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tới 412% về lượng và 145% về trị giá, đạt 701 tấn và hơn 1 triệu USD.

Tuy nhiên, do mức tăng của lượng chè xuất khẩu cao hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch nên giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, từ 3.067 USD/tấn xuống mức 1.469 USD/tấn.

Là vua thế giới nhưng Trung Quốc vẫn liên tục bỏ tiền thu mua món hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 400%, đến người Mỹ cũng phải mê- Ảnh 3.

Điều đáng nói là, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu chè lớn trên thế giới. Theo các chuyên gia trong ngành, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch Covid-19 là yếu tố chính khiến xuất khẩu chè sang thị trường này tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Lượng tiêu thụ trà bình quân đầu người của Trung Quốc hiện là 1,36 kg/người/năm. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, cơ cấu sản phẩm chè của Trung Quốc đang dần thay đổi khiến nước này tăng nhập khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang có 120 nghìn ha diện tích trồng chè. Cả nước có 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220 nghìn lao động sản xuất ra gần 200 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm.

Việt Nam đang ngày càng có nhiều ưu thế trong hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè ở Trung Quốc. Cụ thể là Trung Quốc đang đối mặt với việc giống chè bị lão hóa. Các vườn chè lâu năm có độ tuổi 25 năm trở lên chiếm ¼ diện tích, cây chậm phát triển, dinh dưỡng mất cân bằng, sản lượng thấp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thiếu hụt công nhân hái chè lành nghề, gây khó khăn cho việc sản xuất chè chất lượng cao, chi phí nhân công tăng mỗi năm...

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên