Lactalis thu hồi sữa đợt 2 do nghi nhiễm khuẩn
Ngày 21/12, tập đoàn sữa hàng đầu của Pháp Lactalis công bố sẽ thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa tại nhà máy Craon, tây bắc nước Pháp được sản xuất từ ngày 15/2 đến nay do nghi nhiễm khuẩn Salmonella.
- 18-12-2017Thêm 3 lô sữa nhiễm khuẩn của Pháp vào Việt Nam
- 15-12-2017Sữa Pháp nhiễm khuẩn vẫn rao bán tại Việt Nam
- 14-12-2017Yêu cầu thu hồi, báo cáo số lượng sữa nhiễm khuẩn đã nhập về VN
Đây là đợt thu hồi lần thứ hai với số lượng 720 lô sản phẩm được bán tại Pháp và ở nước ngoài. Đợt thu hồi đầu tiên diễn ra ngày 10/12 với 625 lô sản phẩm sữa bột dành cho trẻ sơ sinh, tương đương 7.000 tấn sản phẩm. Việc thu hồi mới này được cho là biện pháp phòng ngừa, dù không có rủi ro cũng cần được thu hồi. Những sản phẩm thu hồi đợt này gồm bột và các loại ngũ cốc cho trẻ sơ sinh thương hiệu Picot và Milumel cũng như bột tổng hợp có chứa axit amino Taranis.
Ngày 18/12, các cơ quan y tế Pháp cho biết, 23 trẻ sơ sinh được xác định là uống sữa bột sản xuất tại Craon và một số em đã nhiễm khuẩn. Khoảng một chục trẻ sơ sinh phải nhập viện, nhưng sau đó đã hồi phục. Salmonellosis là một loại ngộ độc thực phẩm từ nhẹ như viêm dạ dày-ruột đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Nó có thể nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người ốm yếu. Bộ Y tế Pháp yêu cầu cha mẹ không sử dụng các sản phẩm liên quan. Trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ nhi khoa khuyên các bậc phụ huynh nên đun sữa trong hai phút.
Lactalis có nhiều sản phẩm nổi tiếng như sữa Celia, Valmont, Galbani, Societe, Bridel, Picot, bơ President... Doanh thu năm 2015 của tập đoàn này đạt 17 tỷ euro (tương đương 20 tỷ USD).
Năm 2008, công ty sữa Sanlu (Tam Lộc) của Trung Quốc bị phá sản bởi bê bối sữa bột nhiễm melamine, chất độc hại được sử dụng để tăng hàm lượng protein nhưng gây ra sỏi thận và nhiều bệnh khác. Ước tính, khoảng 300.000 trẻ sơ sinh Trung Quốc bị ảnh hưởng, trong đó 6 em chết. Sanlu tuyên bố phá sản vào năm 2008 và một số nhà quản lý đã bị phạt tù, hai nhà quản lý khác bị kết án tử hình.
Tiền phong