"Nóng giận mất khôn": Nếu không muốn sự nghiệp tiêu tan vì hành động nhất thời, đây chính xác là những gì bạn cần phải học
Bạn đã từng nói hay làm điều gì đó trong lúc tức giận để rồi phải hối hận khi bình tĩnh? Bạn luôn mất khống chế và để kiểm soát chi phối hành vi, thái độ của mình và vì thế làm mất lòng người khác, vuột mất cơ hội? Nếu vậy, những cách kiểm soát cảm xúc đơn giản nhưng hiệu quả này sẽ là “lối thoát” cho bạn.
- 08-09-2018HLV Park Hang-seo lại làm “rạng danh” U23 Việt Nam khi trở về nơi chôn rau cắt rốn
- 07-09-2018Trí thông minh cảm xúc quyết định 80% thành công: Đây là cách những người có EQ cao kiểm soát cuộc sống và hạnh phúc của họ
- 06-09-2018Để cảm xúc chi phối, chủ quan, xao nhãng công việc: Những sai lầm nhỏ khi mới đi làm có thể hủy hoại cả tương lai của bạn
Cảm xúc có một quyền năng to lớn, và tâm trạng của bạn sẽ quyết định cách bạn tương tác với mọi người, số tiền bạn chi tiêu, cách bạn ứng phó với thử thách cũng như cách bạn sử dụng quỹ thời gian của mình.
Việc giành quyền kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần. Tuy nhiên, giống như các kỹ năng khác, quản lý cảm xúc cũng đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức, không ngừng nỗ lực và luyện tập.
Thử trải nghiệm những cảm xúc không thoải mái nhưng đừng để bị mắc kẹt trong các cảm xúc đó
Việc quản lý cảm xúc không giống như trấn áp cảm xúc. Dù bạn có làm ngơ trước nỗi buồn của bản thân hay giả vờ như không cảm thấy đau đớn thì những cảm xúc đó cũng không thể biến mất đi.
Trên thực tế, những tổn thương về cảm xúc nếu không sớm được giải quyết có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, và rồi bạn sẽ chọn những cách tiêu cực, không lành mạnh như ăn thật nhiều hay uống bia rượu để giải tỏa.
Vậy bạn phải làm gì? Điều quan trọng ở đây là bạn phải thừa nhận cảm xúc của mình, đồng thời phải ý thức được và không cho phép cảm xúc chi phối bạn. Và đây chính là ba cách để giúp bạn kiểm soát tốt hơn tâm trạng và cảm xúc của mình.
1. Gắn nhãn, gọi tên cảm xúc của bạn
Trước khi có thể thay đổi cảm xúc và cách cảm nhận của mình, bạn cần phải nhìn nhận về những gì bạn đang trải nghiệm ngay lúc này. Bạn đang buồn, đang lo lắng hay cảm thấy thất vọng?
Sự tức giận đôi khi có thể làm lu mờ, che phủ những cảm xúc dễ bị tổn thương như xấu hổ hay ngượng ngùng. Vì vậy, hãy chú ý đến những gì đang thực sự diễn ra bên trong nội tâm bạn. Tiếp theo đó, hãy đặt tên cho những cảm xúc đó, và luôn nhớ rằng bạn có thể sẽ cảm nhận được nhiều cảm xúc cùng một lúc: lo lắng, thất vọng và thiếu kiên nhẫn,...
Việc gọi tên cảm xúc như vậy sẽ giúp bạn xác định rõ ràng và giảm nhẹ mức độ của cảm xúc mà bạn đang trải qua, và nhận thức rõ hơn về cách những cảm xúc đó ảnh hưởng đến các quyết định của bạn.
2. Thay đổi suy nghĩ của bản thân
Cảm xúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận mọi việc. Nếu nhận được email từ sếp nói rằng cô ấy muốn gặp bạn ngay lập tức khi đang thấy lo lắng, bạn có thể cho rằng mình sẽ bị sa thải.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận được email đó khi cảm thấy vui vẻ, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là bạn sắp được thăng chức hoặc chúc mừng về một công việc mà bạn hoàn thành tốt. Vì vậy, bạn hãy xem xét kỹ lưỡng bộ lọc cảm xúc của bản thân và điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để phát triển một cái nhìn thực tế hơn.
Đôi khi, cách dễ nhất để bạn xây dựng cho mình một quan điểm khác là tạm dừng lại vài phút và tự hỏi, "Tôi sẽ nói gì với một người bạn đang gặp phải vấn đề này?" Việc trả lời câu hỏi đó sẽ giúp bạn hiểu được phần nào cảm xúc của người kia và từ đó có những suy nghĩ hợp lý hơn.
Tóm gọn lại, một khi bạn nhận thấy mình đang lâm vào những cảm xúc tiêu cực, hãy nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của bản thân. Một hoạt động thể chất nhanh như đi bộ hay lau dọn bàn làm việc sẽ có thể giúp bạn ngừng lại những suy nghĩ, cảm xúc tồi tệ đó.
3. Thực hiện các hoạt động cải thiện, tăng cường cảm xúc
Khi đang có tâm trạng tồi tệ, bạn thường có xu hướng cô lập bản thân, lướt điện thoại vô ý thức, hay phàn nàn với những người xung quanh,... Tuy nhiên, những hành động này chỉ khiến bạn bị mắc kẹt trong dòng suy nghĩ tiêu cực mà thôi.
Bởi vậy, cái bạn cần làm là thực hiện những hành động tích cực: suy nghĩ về những điều bạn làm khi bạn cảm thấy hạnh phúc và làm những điều đó khi bạn đang có tâm trạng không tốt. Dần dần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Dưới đây là một vài việc bạn có thể làm để cải thiện cảm xúc của mình:
- Gọi cho một người bạn và nói về một cái gì đó dễ chịu, thoải mái khiến bạn hài lòng thay vì tiếp tục phàn nàn về những điều không vui
- Đi dạo
- Ngồi thiền trong vài phút
-Nghe loại nhạc giúp bạn thư giãn và cảm thấy tốt hơn
Tiếp tục thực hành kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của bạn
Nhiều lúc việc kiểm soát cảm xúc sẽ rất khó khăn và một cảm xúc nào đó như tức giận sẽ trội lên, chi phối con người bạn. Nhưng bạn càng dành nhiều thời gian và sự chú ý để điều chỉnh cảm xúc của mình bao nhiêu thì sức mạnh tinh thần của bạn sẽ càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Kết quả là bạn sẽ có đủ tự tin vào khả năng của mình để giải quyết sự bực bội, khó chịu trong khi vẫn ý thức được rằng bạn hoàn toàn có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt để thay đổi cảm xúc của mình.
Inc