Làm việc tại nhà không kỉ luật rất dễ sa bẫy NGỦ NHIỀU: Thoả hiệp vài phút, huỷ hoại tiền đồ một đời!
Làm việc ở nhà có vẻ sung sướng, nhưng thực chất cần khả năng quản lý thời gian cực kỳ cao. Thoả hiệp chợp mắt "vài phút" nhưng nhiều lần "vài phút" ấy lại thành vấn đề cực lớn. Nếu không nghiêm khắc với bản thân, bạn đã tự đặt dấu trừ cho sự nghiệp của mình!
- 30-03-20209X Việt là giám đốc nghệ thuật tại Pháp bị chẩn đoán mắc Covid-19: Khám bệnh online, tự cách ly tại nhà và tập nghĩ về những điều tích cực
- 30-03-2020Từ chuyện Huawei trả lương 6 tỷ cho hai tiến sĩ có xuất thân nghèo khó, tới lời cha dặn con trai: "Con à! Chỉ có kiến thức mới giúp con trở nên đáng tiền"
Là một người có "thâm niên" ngồi cà phê và nằm trên giường làm việc lâu năm, mình xin quả quyết rằng làm việc tại nhà còn khó hơn và đòi hỏi nhiều hơn sự quyết tâm so với việc buổi sáng dậy sớm và đi đến công ty.
Làm việc ở nhà có vẻ sung sướng, nhưng thực chất cần khả năng quản lý thời gian cực kỳ cao.
Khi đến công ty, mình phải lo "đấu đá" khách hàng, sếp, đồng nghiệp. Ở nhà, ngoài những cái trên, mình còn phải lo đấu đá với chính mình nữa. Đấu đá với cái giường êm ái đang kêu gọi mình nằm lên, cái điện thoại có tin nhắn nhảy liên tục, cái bụng đang đói và đòi được ăn ngay lập tức.
Tự nhiên COVID-19 xuất hiện, thế là chúng ta có dịp được học cách làm việc tại nhà, "thử" sống đời sống freelancer mà lâu nay vẫn mơ ước khi đọc bài người này người kia. Bài này mình sẽ chia sẻ cho mọi người một vài "bí kíp" tự rèn luyện của bản thân mình khi ở nhà làm việc nhé.
Làm việc càng sớm càng tốt
Với mình, dậy sớm và làm việc vào buổi sáng sớm (thường là khoảng 5AM-7AM) rất hiệu quả. Mình tính viết ở đây một vài dẫn chứng về những người thành công thế này thế kia; nhưng mình nghĩ chắc bạn cũng đọc được nhiều rồi. Mình biết rằng chúng ta có người là Chim Sớm (Early Bird), có người là Cú Đêm (Night Owl) – tuy nhiên nếu bạn đang làm việc tại nhà và thấy rằng làm theo khung giờ 9AM-5PM như hiện tại không hiệu quả cho lắm, bạn có thể thử dậy sớm hơn một chút và làm việc xem sao. Cứ thử một hai tuần, mới biết được mình có hợp dậy sớm hay không.
Dành mấy việc siêu khó để làm sáng sớm
Mấy bữa trước, sáng sớm mình dành cho những việc mình thích như ngồi thiền, đọc sách, học ngoại ngữ, tập thể dục – chán chê rồi đến gần 10 giờ sáng mình bắt đầu làm việc. Nhưng mà lúc đấy lại hơi đói, nên làm một tí lại kiếm đồ ăn trưa. Ăn trưa xong thì thấy hơi nặng bụng, thôi đắp chăn đi ngủ trưa một chút đến… 3 giờ chiều. Ngủ dậy hơi uể oải, làm một lúc đến 5 giờ lại đói. Và thế là hết một ngày mà mình thấy chẳng làm được gì mấy.
Xong mình thử đổi lại. Vẫn dậy 5 giờ sáng, đánh răng rửa mặt xong là lôi laptop ra làm việc luôn. Cái gì mà trong đầu mình thấy khó, tốn thời gian, lười đụng tới nhất thì mình lôi ra làm. Kỳ diệu lắm các bạn nhé, mấy việc đấy bình thường làm mấy ngày không xong, nhưng thay đổi chuyển qua buổi sáng làm lại nhanh nhẹn hơn hẳn. Khi làm xong rồi tự nhiên cả ngày thảnh thơi, tha hồ chơi và làm những thứ mình thích mà không có cảm giác bị tội lỗi.
Biết rõ mình phù hợp với khung thời gian nào
Điều quan trọng nhất khi làm việc tại nhà là sự tập trung trong công việc, vượt qua được đống cám dỗ mà mình kể ở trên. Chính vì thế, bạn cũng nên dành thời gian xem xem nếu mình không phải là người dậy sớm được vào buổi sáng, thì buổi nào, giờ nào là mình làm việc ngon lành nhất.
Ví dụ, có người làm việc tốt nhất từ khoảng 9AM đến 12AM. Có người thì khoảng từ 5AM đến 9PM lại rất hiệu quả. Có người thì cứ lúc mọi người chùm chăn rồi là lúc mình tỉnh táo sáng tạo nhất.
Mỗi người có một khung giờ nhất định, nên chính bạn phải là người tìm hiểu cái đó. Một cách đơn giản để biết được là ghi chép lại thời gian làm việc và cảm xúc khi làm việc của bản thân trong 1-2 tuần. Cứ kè kè bên cạnh 1 cuốn sổ cây bút, hoặc điện thoại cũng được, mỗi khi bạn làm việc xong bạn ghi lại mình đã làm gì, cảm thấy năng lượng ra sao, theo dõi một thời gian thì có thể rút được ra kinh nghiệm cho bản thân.
Chuẩn bị cho ngày hôm sau
Nếu ngày hôm sau phải tốn thời gian để suy nghĩ xem bây giờ làm gì, thì nhiều khả năng mình sẽ chọn xem Netflix và ngồi chơi Game chứ không chọn làm việc.
Chính vì thế, mình phải tự khắc phục bằng cách lên kế hoạch vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước khi ngủ, mình viết vào sổ 3 việc mình muốn hoàn thành ngày mai, ngày mai khi hoàn thành 3 việc đó rồi thì mình mới cho phép mình chơi.
Chỗ làm nên khác chỗ chơi
Vì nhà mình nhỏ, nên ban đầu mình theo thói quen bê laptop lên giường làm việc cho tiện. Nhưng mà sau đấy mình thấy việc này chỉ tiện… để ngủ.
Thế nên mình tự thiết kế một góc trong phòng với một cái bàn và một cái ghế nhỏ, gọi là góc làm việc. Khi ngồi ở góc làm việc, mình sẽ làm việc. Khi ở trên giường, mình sẽ ngủ. Khi ở trong nhà vệ sinh, mình sẽ buồn giải quyết một số thứ. Não mình được dạy đơn giản như vậy, nên khi đến đúng không gian, tự nhiên nó sẽ hiểu là nó nên làm gì.
Âm thanh tập trung
Mình là đứa làm việc tập trung nhất khi ở quán cafe, trong không gian mọi người rì rầm xung quanh. Chính vì thế mình đã tự ghi âm một đoạn 25 phút theo phương pháp Pomodoro để mở nghe tại nhà khi cần.
Còn bạn thì sao? Bạn tập trung nhất khi nghe âm thanh gì? Thử lên YouTube gõ "music for working" và trải nghiệm một số loại nhạc để vừa làm vừa nghe xem hiệu quả không nhé!
Trí thức trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19