MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm việc với sếp xấu tính, đừng bao giờ đem tất cả "vốn liếng" ra để tranh đấu: Thể hiện bản thân không đúng chỗ bạn sẽ chỉ thiệt thân mà thôi

26-02-2019 - 14:25 PM | Sống

Công sở là nơi để kiếm tiền, chứ không phải chiến trường, nhưng ở đó lại ẩn giấu như nguy cơ đến cả từ đồng nghiệp lẫn cấp trên. Đối phó với thị phi nơi công sở chưa bao giờ là một điều dễ dàng.

Bạn đã bao giờ phải đối mặt với một vị sếp xấu tính? Bạn biết đấy, loại người đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể ý mà? Tất nhiên, sếp “ác ma” không đi kèm với cảnh báo “Nguy hiểm, tránh xa. Họ có những mưu kế ẩn sau nụ cười thiên thần cùng những lời mật ngọt chết ruồi. Thế nhưng, hãy tin vào cảm nhận bởi chúng là thứ giúp bạn sớm nhận ra rằng có điều gì đó “sai sai” ở con người này.

Thông thường, bạn sẽ chỉ nhận ra bộ mặt thật của những con người đó khi đã bị “xỏ mũi” bởi chính những gì họ chỉ dạy bạn. Thứ vũ khí khiến một vị sếp “ác ma” nguy hiểm chính là tính chiến lược mà lòng tham đã dạy họ. Hãy nhớ rằng, cấp trên xấu tính cũng giống như một kẻ bắt nạt, đối phó với họ bạn cũng phải có sự khôn khéo, linh hoạt.

Làm việc với sếp xấu tính, đừng bao giờ đem tất cả vốn liếng ra để tranh đấu: Thể hiện bản thân không đúng chỗ bạn sẽ chỉ thiệt thân mà thôi - Ảnh 1.

Thời còn đi học, tôi là một đứa trẻ không mấy khỏe mạnh, một đứa gầy đen theo đúng nghĩa phải chật vật với mấy thằng nhóc cao to thích bắt nạt người khác. Có một lần, tờ báo địa phương đã đăng tải một tấm hình của tôi trong lớp karate. Đó là một tấm hình ấn tượng về một cậu trai nhỏ bé nhưng có những bước di chuyển vô cùng mạnh mẽ. 

Khi thấy tấm hình đó được in trên báo, những kẻ bắt nạt kia quyết định thử khả năng của tôi. Tại thời điểm đó, tất cả những gì tôi ghim trong đầu là chạy, thật nhanh. Lúc đó, chuồn thật nhanh có lẽ là cách tốt nhất để tránh những cú đấm.

Lớn lên một chút, bản năng mách bảo tôi không bao giờ được cúi đầu trước những kẻ mạnh nhưng xấu xa. Mỗi khi bắt gặp một kẻ thích trục lợi từ người khác, mọi tế bào thần kinh trong tôi như đang gào thét thúc giục tôi thực thi công lý ngay tức thì. 

Thành thực mà nói, chiến lược “trong 36 kế, chuồn là thượng sách” được áp dụng khi tôi còn nhỏ thực sự phát huy tác dụng, kể cả khi kẻ mà tôi đối đầu bây giờ là những vị sếp xấu tính, người có quyền lực, đầu óc và chiến lược sắc bén. Tôi luôn cố gắng để nhanh hơn những kẻ đó một bước.

Họ nói dối, tôi nói thật. Họ đi cửa sau, tôi lên tiếng phanh phui. Họ che mắt dư luận bằng sự giả dối, tôi tìm bằng chứng phản bác. Họ bất công, tôi lên tiếng đòi quyền lợi cho những người chịu thiệt. Vấn đề ở đây là những việc này, tất cả sự phòng thủ và phản công mà tôi dựng lên tiêu tốn không ít sinh lực của tôi và thực sự, rất mệt mỏi.

Thật buồn cười nhưng dường như mọi thứ đã an bài dù tôi có hành động hay không. Kẻ xấu vẫn lên nắm quyền vì họ có chiến lược. Thật đáng buồn là tôi không thể nhận ra dã tâm của những người đó lớn đến đâu.

Đặt cược cuộc chơi bằng giới hạn của bản thân, bạn dám hay không?

Làm việc với sếp xấu tính, đừng bao giờ đem tất cả vốn liếng ra để tranh đấu: Thể hiện bản thân không đúng chỗ bạn sẽ chỉ thiệt thân mà thôi - Ảnh 2.

Stephen Covey từng chia sẻ trong tác phẩm của mình, The Speed of Trust (Tạm dịch: Tốc độ của lòng tin): “Khi giữ phẩm cách của mình trở nên quá khó khăn, bạn có hai sự lựa chọn: Thay đổi cư xử sao cho đúng với phẩm cách hoặc hạ thấp phẩm cách cho tương xứng với hành vi.”

Trong cuộc xử trí cùng vị cấp trên khó ưa, thay vì tự hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông ta thắng cuộc?”, tôi hay nhắc nhở bản thân rằng “Tôi muốn trở thành ai?” Tôi có thể trở thành người thắng cuộc nhưng cũng có thể buông tay và rời khỏi trận chiến mà không để lại bất kỳ hậu quả nào.

Buông tay chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng bởi bạn không thể biết được hành vi của mình có ảnh hưởng như thế nào đến những thứ mình trân trọng. Tuy nhiên, bạn đâu biết được, nếu bạn cứ cố bám trụ lại, phản kháng lại, bạn sẽ mắc vào cái bẫy mà vị sếp xấu tính kia đã tạo ra thì sao? Bạn đâu muốn trở thành một phần kế hoạch của ông ta?

Khi nào thì buông tay?

Sẽ luôn có một thời điểm khi mà một và chỉ duy nhất một hành động có thể đem lại lợi ích cho bạn. Trong trường hợp này, rời đi, bỏ lại những thứ bạn từng gây dựng, những thứ tưởng chừng nếu thiếu đi bạn sẽ không thể sống nổi là lựa chọn tối ưu. Trong trận chiến với sếp “ác ma”, đó là bước lùi đảm bảo cho những bước tiến xa hơn sau này.

Tất nhiên, bỏ cuộc kéo theo vô số hệ lụy nhưng hãy nhớ rằng, những thứ đó chỉ tồn tại trong ngắn hạn mà thôi.

Khác với các leader có tâm luôn đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình, hội sếp xấu tính có một đặc điểm không lẫn vào đâu là lòng hiếu thắng. Họ nhầm lẫn sự phục tùng là lòng trung thành. Và đó là thứ tạo nên yếu điểm của họ: Không có sự ủng hộ từ người khác.

Trên thực tế, các vị sếp khó ưa của chúng ta cũng lao tâm khổ tứ vì không thể tạo ra đòn bẩy thúc đẩy tinh thần nhân viên. Họ không hề nhận ra mặt xấu trong bản thân họ. Họ sẽ luôn có cách biện hộ, xù lông nhím trước dư luận cũng như thực tế họ là kẻ phản diện trong mắt hầu hết mọi người.

Chiến thắng của kẻ biết buông bỏ

Làm việc với sếp xấu tính, đừng bao giờ đem tất cả vốn liếng ra để tranh đấu: Thể hiện bản thân không đúng chỗ bạn sẽ chỉ thiệt thân mà thôi - Ảnh 3.

Bạn không thể chiến thắng một cuộc đấu không cân sức. Lời nói của bạn làm sao có trọng lượng nếu đối thủ liên tục chối bỏ. Không chỉ vậy, leader xấu tính còn thích những cuộc cãi vã bởi nó là cái cớ để ông ta hợp thức hóa mọi cuộc phản công của mình. Đừng hy vọng vào lòng đồng cảm của những kẻ như vậy!

Đừng ép mình tham chiến với một kẻ không xứng. Hãy để cho kẻ đó tận hưởng chiến thắng. Đừng tốn sức vì một thứ vô nghĩa mà hãy dành nó cho những việc khác quan trọng hơn. Chiến thắng của kẻ biết buông bỏ không gì khác ngoài sự toàn vẹn của tâm hồn, sức lực.

*Chia sẻ của Craig Janssen, một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế không gian, diễn giả nổi tiếng của TEDx talk.

 

Hà Lê

Addicted2success

Trở lên trên