MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Luộc trứng bao lâu là tốt nhất? Hoá ra bấy lâu nay nhiều người luộc sai làm mất chất dinh dưỡng

10-04-2024 - 12:19 PM | Sống

Luộc trứng là cách chế biến nhanh gọn, đơn giản. Tuy nhiên, luộc trứng bao lâu là ngon nhất và tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Ăn trứng luộc tốt cho sức khỏe thế nào?

Trả lời phỏng vấn tờ Men’s Health, Nina Walker, một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cho hay, trứng luộc có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể, trứng luộc rất giàu dinh dưỡng, giá cả phải chăng và phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau.

Trứng luộc giàu protein

Trứng luộc là món ăn nhẹ hoàn hảo. Trong 2 quả trứng luộc có khoảng 12g protein. Chuyên gia dinh dưỡng Walker nói: “Trứng luộc không chỉ cung cấp một lượng lớn protein mà còn chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho việc phục hồi, phát triển hệ cơ và xương”.

Trứng luộc có lượng calo thấp

2 quả trứng luộc chỉ chứa khoảng 150 calo. Do đó, trứng luộc là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Không những thế, ăn trứng luộc còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó cũng giảm tiêu thụ thêm calo.

Trứng luộc giàu chất dinh dưỡng

Trứng có nhiều axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng Walker nhắn nhủ: “Khi ăn trứng luộc, hãy ăn cả lòng đỏ. Phần lòng đỏ không chỉ giàu chất béo lành mạnh mà còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, lòng đỏ còn chứa choline, một dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ”.

Luộc trứng bao lâu là tốt nhất?

Luộc trứng bao lâu là tốt nhất? Hoá ra bấy lâu nay nhiều người luộc sai làm mất chất dinh dưỡng- Ảnh 1.

Nhiều người thích ăn trứng luộc có lòng đỏ chảy (Ảnh minh họa)

Trước hết, bạn cần mua trứng có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng và rửa sạch vỏ ngoài của trứng. Nếu trứng đang để trong tủ lạnh, bạn nên bỏ ra ngoài một lúc trước khi luộc để tránh trứng bị nứt vỏ. Cần đổ nước ngập trứng để trứng chín đều. Về thời gian luộc trứng, tùy vào sở thích, bạn có thể hẹn giờ để trứng có độ chín như ý muốn. Cụ thể:

- 3 phút: Lòng trắng trứng vừa đặc lại, lòng đỏ trứng chảy.

- 4 phút: Lòng trắng trứng cứng hơn, bên ngoài lòng đỏ bắt đầu sệt lại, ở giữa lòng đỏ vẫn lỏng.

- 5 phút: Lòng trắng trứng cứng, lòng đỏ dạng kem

- 6 phút: lòng trắng trứng cứng và lòng đỏ chín mềm

- 7-8 phút: Trứng chín kỹ

Lưu ý, thời gian chín của trứng có thể khác nhau tùy theo kích thước của quả trứng. Quả trứng nhỏ sẽ có thời gian chín nhanh hơn khoảng thời gian ở trên.

Ăn trứng luộc tái, chưa chín là sở thích của không ít người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cách ăn trứng này có thể gây nhiễm vi khuẩn salmonella. Đây là loại vi khuẩn có hại, có thể tồn tại cả ở trên vỏ trứng và cả bên trong quả trứng. Không chỉ nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ăn trứng sống còn khiến cơ thể khó hấp thụ protein và biotin (vitamin B7).

Ngược lại, luộc trứng chín quá kỹ lại có thể làm mất đi chất dinh dưỡng. Theo thông tin từ báo Lao Động, nếu một quả trứng được luộc trong nước sôi hơn 10 phút, một loạt các biến đổi hóa học sẽ diễn ra bên trong. Lúc này, cấu trúc protein của trứng sẽ chặt chẽ hơn khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn. Đồng thời, luộc trứng quá lâu còn khiến sắt và lưu huỳnh trong trứng kết hợp với nhau, từ đó làm giảm bớt chất dinh dưỡng trong trứng.

Trứng đã luộc có để được tủ lạnh không?

Luộc trứng bao lâu là tốt nhất? Hoá ra bấy lâu nay nhiều người luộc sai làm mất chất dinh dưỡng- Ảnh 2.

Trứng luộc chín mềm (Ảnh minh họa)

Trả lời phỏng vấn tờ Today, Emily Rubin, chuyên gia dinh dưỡng, Khoa Tiêu hóa và Gan mật, Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) cho hay: “Nếu không ăn trứng luộc ngay sau khi nấu, bạn có thể để trong tủ lạnh tối đa 2 ngày với điều kiện là trứng còn nguyên vỏ. Trứng luộc chín mềm, còn lòng đỏ kem sẽ nhanh hỏng hơn trứng luộc chín kỹ”.

Ngoài ra, vị chuyên gia này lưu ý mọi người nên để trứng đã luộc vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Khi lấy trứng ra ăn, nếu thấy trứng có mùi bất thường, cần bỏ đi. 

Theo Lam Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên