Lương công chức không đảm bảo một nửa mức sống tối thiểu, sao nhiều người vẫn lao vào?
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, lương cơ sở hiện hành mới chỉ là 1,21 triệu đồng mỗi tháng, chưa đạt được 50% lương tối thiểu (3,3 triệu đồng/tháng). Mặc dù vậy, bộ máy công chức nhà nước trong thời gian qua vẫn được đánh giá là chỉ có “phình to” chứ không “thu nhỏ”.
- 21-11-2016Xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với công chức
- 21-11-2016Nhân viên 7-Eleven bị quản lý yêu cầu trả lại một phần tiền lương hoặc chấp nhận bị đuổi việc
- 19-11-2016Lương y chỉ rõ 4 điểm chỉ cần ấn vào chữa bệnh ho không cần uống thuốc
- 19-11-2016[Infographics] Thời điểm nào bắt đầu tăng lương tối thiểu vùng?
Theo ý kiến TS. Đặng Đức Đạm, nguyên Viện Phó Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, trong một buổi hội thảo hồi tháng 9 năm nay, mặc dù tiền lương của khu vực Nhà nước được đánh giá là “chết đói” khi thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp, nhưng hầu hết các công chức đều sống đàng hoàng; tiền lương thấp nhưng để vào được biên chế là cực kỳ khó; tiền lương không đủ sống nhưng khi đến tuổi nhiều người vẫn không muốn về hưu… Đây là một nghịch lý mà dường như chỉ có ở Việt Nam.
Giải thích điều này, ông Đạm cho biết là bởi thực tế thu nhập ngoài lương rất lớn. Nhiều khoản thu nhập như nhà ở, xe xộ, điện thoại chưa đưa vào lương, kèm theo đó, là những lợi thế không phải vật chất, ví dụ như cơ hội học tập, uy tín xã hội…
Mặt khác, nhiều người muốn vào cơ quan nhà nước với suy nghĩ sẽ có mức thu nhập ổn định, cho dù là thấp, làm việc hiệu quả hay không vẫn có tiền lương, việc làm ổn định… Chính những điều này đang khiến cho chất lượng dịch vụ công còn khá thấp.
Trong buổi hội thảo mới đây về cải cách tiền lương do Bộ Nội vụ tổ chức, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi đã đánh giá tiền lương bình quân của cán bộ, công chức đang không phù hợp với giá trị sức lao động của cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, ông cho rằng tiền lương đã không còn là động lực, không tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Mặt khác, ông chỉ ra chính chính sách tiền lương cào bằng, không đánh giá theo hiệu quả công việc cũng là nguyên nhân chính cho việc chậm thay đổi trong chất lượng dịch vụ công.
"Không có nước nào như Việt Nam, trả lương theo hệ số, cào bằng cả hệ thống công chức cùng hưởng lương như nhau. Cứ vào biên chế là xếp lương, hưởng lương dù trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc mỗi người khác nhau", ông Lợi cho biết.
Do đó, theo các chuyên gia, cần phải xây dựng một hệ thống lương theo ngành nghề, vị trí công việc, gắn trả lương với hoàn thành công việc chứ không thể “dàn hàng ngang mà tiến”. Ví dụ, PGS. TS Trần Quốc Toản cho rằng phải thiết kế phương thức trả lương gắn với thâm niên làm việc, chất lượng hiệu quả công việc thực tế, quy định khen thưởng cũng phải được cụ thể chứ không phải là việc lên lương đều đặn 3 năm một lần.
Trên thực tế, cả nước đang có hơn 7,5 triệu người được hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước, chiếm khoảng 8,3% dân số, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ dừng ở mức 2,8%. Vấn đề về nghịch lý về lương công chức, bộ máy công chức hiệu quả kém nhưng cồng kềnh khiến cho chi thường xuyên tuy cao nhưng lương thấp… đã được đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tại nghị trường tuần trước. Theo đó, Bộ trưởng cũng đã cam kết về việc sẽ có nhiều giải pháp, vừa tinh giản biên chế, vừ tiết kiệm chi và dành một phần lương, phần ngân sách để bổ sung cho vấn đề cải cách tiền lương thực hiện trong thời gian tới.