[Mạng xã hội chứng khoán] Thử trả lời câu hỏi: Vì sao nước ngoài ôm gần hết cổ phiếu tốt, còn NĐT Việt Nam tranh nhau lướt “hàng rởm”?
Các NĐT Thái Lan cho thấy họ có những nghiên cứu kỹ càng trước khi xuống tiền đầu tư vào một công ty nào đó và đặc biệt các mã ko hiểu sao lên, ko hiểu sao xuống là họ tránh xa...
- 29-09-2017Cách mạng công nghệ 4.0 cập bến Việt Nam, môi giới chứng khoán có bị thay thế bởi robot?
- 23-09-2017[Mạng xã hội chứng khoán] Khi tài khoản từ 60 triệu đồng tăng lên 2 tỷ và lao dốc còn 100 triệu, đây là bài học đã được rút ra
- 20-09-2017[Mạng xã hội chứng khoán] Chứng khoán đem đến cho chúng ta những gì?
Các nhà đầu tư thường nói với nhau là thị trường Việt Nam thua Thái Lan tầm 10 năm và thua Đài Loan tầm 15-20 năm. Thanh khoản thị trường Việt Nam tầm 200 triệu USD/ngày; Thái Lan tầm1,5 – 2 tỷ USD/ngày. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tầm 120 tỷ USD, Đài Loan khoảng 1.000 tỷ USD. Sản phẩm tại các thị trường khác đã rất phong phú với nhiều sản phẩm phái sinh: Future, Derivative Warrant, Options...
Đặc biệt, về người tham gia thị trường, tại Việt Nam tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm 80%, tại Thái và Đài Loan, nhà đầu tư cá nhân chiếm tầm 50%. Thông thường thì thị trường phát triển, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tham gia sẽ giảm xuống do họ sẽ đầu tư thông qua chứng chỉ quỹ.
Xét về độ lớn của thị trường, thanh khoản, sản phẩm, đối tượng tham gia thì các tiêu chí của thị trường nước bạn quả thực hơn thị trường Việt Nam. Nhưng xét riêng về đối tượng tham gia, tức nhà đầu tư trên thị trường thì sao? Chỗ nào thể hiện được họ hơn ta 10 năm?
Theo bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của anh Nguyễn Thế Trung trên mạng xã hội Stockbook, có 2 điều cho thấy sự “thua” của NĐT Việt Nam. Một là kinh nghiệm, hai là thái độ học hỏi.
Dưới đây là bài viết của anh Trung:
“Có lẽ câu trả lời dễ nhìn thấy nhất chính là “bài học xương máu” của họ nhiều hơn Việt Nam. Thị trường Thái đã trải qua rất nhiều biến động có thể kể đến như: Asian crisis 1997, Internet bubble 2000, chính trường Thái 2006 2013, Sub-crime debt 2008... Trong khi Việt Nam mới chỉ thực sự có một cuộc khủng hoảng lớn giai đoạn 2008 và kéo dài tới khi chạm đáy ở năm 2012.
Tất nhiên, trong khủng hoảng thì không phải công ty nào cũng khó khăn và lựa chọn đúng lĩnh vực, ngành nghề và công ty nào để đầu tư mà ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ hay ngoại tác chính là “mắt thần” mà không phải ai cũng có. Một nhà đầu tư nước ngoài từng chia sẻ với tôi rằng: “Tôi lựa cổ phiếu nào mà khi Trump thắng hay có xích mích biển Đông cũng chả bị ảnh hưởng gì”. Tôi nghĩ là anh ta có lý, đặc biệt là với những nhà đầu tư với chu kỳ tầm 3-5 năm như anh ta.
Câu trả lời thứ hai mà cũng chính là cái mà tôi muốn nói tới nhiều nhất: Thái độ và sự học hỏi của nhà đầu tư. Cái này tôi nghĩ chúng ta còn thua nhiều lắm.
Mới đây, VNDIRECT và đối tác CIMB vừa tổ chức một buổi hội thảo về đầu tư vào thị trường Việt Nam tại SET Thai (sở GDCK Thái Lan). Hội thảo lúc đầu dự kiến có khoảng 300 người tham gia, nhưng đến khi số lượng đăng ký vượt lên tới hơn 500 người thì phải tạm ngưng bán vé vì hội trường bị quá tải.
Vâng, hội thảo thu phí chứ không miễn phí như ở Việt Nam và phí cũng khá cao cho một chương trình chỉ có 3h đồng hồ thế mà hội trường 500 chỗ chật cứng. Bất ngờ là những người tham gia đa phần là người lớn tuổi và họ tham gia với một thái độ nghiêm túc và cầu thị đáng ngạc nhiên.
Một nhà đầu tư khá lớn tuổi đến trước giờ bắt đầu nửa tiếng và ngồi hàng ghế đầu để theo dõi cho dễ. Cô kéo theo cái xe kéo, có lẽ là mới đi từ chợ Chatuchak về. Tôi theo dõi cô trong suốt buổi hội thảo và thấy cô tỷ mỉ ghi chép từng phân tích của các chuyên gia (chúng tôi giúp nhà đầu tư hiểu tổng quát từ tình hình vĩ mô, chính trị Việt Nam, chính sách kinh tế đến những nhóm ngành nghề tăng trưởng và đến phần cổ phiếu kiến nghị). Một điều ngạc nhiên là ngoài cô ra, các nhà đầu tư khác cũng khá chăm chú lắng nghe và họ đã làm “bài tập ở nhà” khá kỹ càng và biết khá rõ các mã trong VN30 của Việt Nam, đặc biệt các mã hot như MWG, PNJ, FPT luôn được họ quan tâm đặc biệt.
Hội thảo thành công tốt đẹp và số lượng mở tài khoản tới hơn 200 tài khoản, một tỷ lệ chốt sale khủng với cái món chứng khoán này. Điều này cho thấy khách tham dự đa phần đã tự nghiên cứu nhiều về thị trường Việt Nam và họ chớp ngay cơ hội mở tài khoản trong ngày hôm đó.
Kết thúc hội thảo, chúng tôi tiếp tục nhận được các yêu cầu về báo cáo phân tích, data thị trường, câu hỏi và báo cáo tài chính. Họ luôn có những nghiên cứu kỹ càng trước khi xuống tiền đầu tư vào một công ty nào đó và đặc biệt các mã ko hiểu sao lên, ko hiểu sao xuống là họ tránh xa... Sự cẩn trọng và kỹ càng chứng tỏ hai điều: (i) kinh nghiệm đầu tư và hiểu mình muốn gì khi đầu tư (muốn cổ tức/ ổn định/ lợi nhuận cao/ chu kỳ đâu tư)... (ii) Sự học hỏi và thái độ học hỏi cao: họ phải học và làm quen với rất nhiều thứ mới ở thị trường Việt Nam và họ sẵn sàng chấp nhận và dành thời gian cũng như công sức để học và nghiên cứu. Đồng tiền xương máu mà họ chắt chiu có được không bao giờ dễ dàng rơi vào tay những công ty không minh bạch và không có triển vọng.
Túm lại, tôi nghĩ rằng khoảng cách về “con số” sẽ được rút ngắn sớm khi thị trường Việt Nam có Derivative Warrant và intraday trading, tôi tin rằng thanh khoản của thị trường Việt Nam sẽ xấp xỉ Thái Lan khi có intraday trading. Thế nhưng, khoảng cách về “con người” giữa thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực vẫn sẽ còn kha khá và khó rút ngắn trong thời gian gần. Phân tích về nó là một câu chuyện dài. Tuy nhiên, có một sự thật đang xảy ra: Hàng ngon nước ngoài ôm gần hết, hàng lởm Việt Nam tranh nhau lướt.
Giờ đây người nước ngoài có thể mở tài khoản và đầu tư vào Việt Nam trong vài giờ. Thế thì liệu chúng ta, những người ở Việt Nam, nói tiếng Việt, tiếp cận thông tin dễ dàng có chắc chắn sẽ đầu tư hiệu quả hơn họ không? Tôi không chắc lắm. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng là:
"Chúng ta có “học” nhanh bằng họ không?" Vì nếu không thì khoảng cách 10 năm sẽ còn rộng ra chứ không thu hẹp lại được đâu.