MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mark Zuckerberg là thần đồng, là tỷ phú nhưng cũng là con người và không thể tránh được sai lầm với nhiều lần "cúi đầu xin lỗi"

23-03-2018 - 22:28 PM | Sống

Giám đốc điều hành của Facebook là người có nhiều kinh nghiệm trong việc "đối phó" với dư luận và truyền thông sau nhiều lần phải xin lỗi và giải thích cho những sai lầm của công ty. Nhưng liệu những kinh nghiệm này có thể giúp anh thoát khỏi mớ hỗn độn liên quan tới Cambridge Analytica?

Hãy cùng điểm lại "những lời xin lỗi như không" khiến số đông bức xúc từng được đưa ra bởi nhà lãnh đạo trẻ này: 

Tháng 11 năm 2003: "Đây không phải là điều tôi đã dự định"

3 tháng trước khi Mark Zuckerberg ra mắt trang Facebook.com từ ký túc xá của Đại học Harvard, anh đã tạo ra Facemash, một trang web có tính năng giống ứng dụng Hot or Not cho phép các bạn sinh viên cùng trường anh đánh giá hình ảnh của nhau. 

Trang web sử dụng hàng loạt các bức ảnh mà Zuckerberg đã tải xuống từ nhiều nguồn tại trường. Tuy nhiên, Mark phải lập tức vô hiệu hóa ngay sau đó bởi trang web bùng nổ như một hiện tượng và dần trở thành tiêu điểm của sự phẫn nộ. 

Zuckerberg nói với thời báo Harvard Crimson: "Tôi nghĩ trang web này không thể quay trở lại trực tuyến. Các vấn đề về vi phạm quyền riêng tư của mỗi người dường như không thể khắc phục được. Mối quan tâm chính là làm tổn thương cảm xúc của người khác. Tôi không muốn mạo hiểm đi xúc phạm bất kì ai".

Trong một bức thư gửi cho các bạn cùng lớp, những người bày tỏ thái độ khó chịu về Facemash, Zuckerberg đã đưa ra lời xin lỗi đầu tiên của mình: "Tôi hy vọng bạn hiểu cho bởi đây không phải là điều tôi đã dự định. Tôi xin lỗi vì bất kỳ tổn hại đã gây ra do tôi đã bỏ lỡ việc xem xét mức độ trang web sẽ lây lan và hậu quả của nó sau đó... Tôi chắc chắn rằng ý đồ của tôi đã bị hiểu sai". 

Mark Zuckerberg là thần đồng, là tỷ phú nhưng cũng là con người và không thể tránh được sai lầm với nhiều lần cúi đầu xin lỗi - Ảnh 1.

Mark Zuckerberg cũng không ít lần vấp ngã...

Zuckerberg bị triệu tập lên trước hội đồng Đại học Harvard vì đã vi phạm quyền riêng tư và bản quyền, nhưng sau đó không bị khiển trách và được tiếp tục làm việc trên một trang mạng xã hội của trường.

Tháng 9 năm 2006: "Hãy bình tĩnh. Hít thở. Chúng tôi nghe bạn"

Không lâu sau khi Facebook kết thúc việc giới hạn chỉ dành cho sinh viên và mở rộng cho người dùng trên 13 tuổi, trang web này bắt đầu tập hợp hoạt động từ bạn bè của mỗi thành viên trong tính năng mới gọi là News Feed. Mặc dù sớm trở thành tính năng chính của Facebook, News Feed lúc này khiến người dùng cảm thấy bị áp đảo, không thoải mái và thậm chí là hoảng sợ.

Trong một bài đăng blog có tiêu đề "Hãy bình tĩnh. Hít thở. Chúng tôi nghe bạn", Zuckerberg thông báo rằng Facebook đang cải tiến và rằng điều đó không làm giảm đi tính riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, những lời phản ánh thu được sau một vài ngày tính năng này xuất hiện, Mark Zuckerberg thừa nhận rằng "chúng tôi thực sự đã làm rối tung chuyện này lên". 

Anh tiếp tục nhấn mạnh rằng Facebook luôn xoanh quanh về vấn đề cho phép mọi người có kiểm soát thông tin của họ: "Bằng cách nào đó, chúng tôi đã bỏ lỡ điểm này ở tính năng News Feed và Mini-Feed và chúng tôi đã không lập tức xây dựng các tính năng kiểm soát bảo mật phù hợp. Đây là một sai lầm lớn của chúng tôi, và tôi xin lỗi vì điều đó".

Tháng 12 năm 2007: "Người dùng cần được chọn lựa những gì họ chia sẻ một cách dứt khoát"

Từ khi Facebook bắt đầu phát triển chiến lược kiếm tiền từ 50 triệu người dùng, công ty này giới thiệu một công nghệ tự động thông báo với bạn bè về các hoạt động của người dùng tại trang web của bên thứ ba như Epicurious, Fandango, Overstock, và Travelocity mang tên Beacon. Nó hoạt động mà không được cho phép hoặc không cho phép lựa chọn tính năng không tham gia vĩnh viễn. Điều này dấy lên sự tức giận giống như vụ New Feed năm 2006. 

Zuckerberg thừa nhận trong một bài blog, giải thích sau khi đã tinh chỉnh và tái khởi động Beacon: "Chúng tôi đã mắc sai lầm khi xây dựng tính năng này, nhưng chúng tôi cũng còn nỗ lực hơn trong cách khắc phục vấn đề. Chỉ đơn giản là chúng tôi đã thực hiện không tốt với bản phát hành này, và tôi xin lỗi vì điều đó". Tính năng này là tâm điểm của các vụ kiện tụng tập thể. Sau đó gần 2 năm, vấn đề biến mất hoàn toàn.

Tháng 5 năm 2010: "Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng, chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe"

Vấn đề vi phạm quyền riêng tư trên Facebook lại một lần nữa là tâm điểm trên báo Wall Street. Bài viết của Emily Steel và Jessica Vascellaro đã chỉ ra rằng công ty này (và các mạng xã hội khác như MySpace) đã tiết lộ ID đăng nhập của người dùng cho các nhà quảng cáo, thông tin này được sử dụng để theo dõi khách hàng. 

Để thể hiện phần nỗ lực "dọn dẹp" vấn đề của Facebook, Zuckerberg đã viết một bài báo được đăng trên tờ Washington Post với nội dung rằng các lựa chọn về quyền riêng tư của công ty là "chưa chính xác" nhưng cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu của công ty là làm cho thế giới trở nên cởi mở hơn. 

Zuckerberg viết: "Facebook đã phát triển từ một dự án tại phòng kí túc xá, nay đã trở thành mạng xã hội toàn cầu kết nối hàng triệu người. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng, chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe, và chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại với tất cả những ai đủ quan tâm tới Facebook để chia sẻ ý tưởng của họ". 

Tháng 9 năm 2010: "Tôi nghĩ tôi đã trưởng thành và đã học được rất nhiều"

Trang blog Silicon Valley Insider từng xuất bản những tin nhắn cũ của Zuckerberg. Nội dung tin nhắn là những lời xúc phạm do chính giám đốc điều hành FB viết. Ví dụ, anh ta đã gọi những người dùng đầu tiên của Facebook là "những kẻ ngu" bởi họ đã tin tưởng giao cho anh ta thông tin cá nhân của họ. 

Trong cuộc phỏng vấn với Jose Antonio Vargas, phóng viên thời báo New Yorker, Zuckerberg nói rằng anh ta "hoàn toàn" nuối tiếc trước những lời trao đổi trong 6 năm đó nhưng mọi người không nên đánh giá anh ta sau những sự vụ này. 

"Nếu bạn định xây dựng một dịch vụ có tầm ảnh hưởng và có rất nhiều người phụ thuộc vào đó thì bạn cần phải trưởng thành, phải không nào? Tôi nghĩ rằng tôi đã trưởng thành và học được rất nhiều".

Trong khoảng 6 năm, Facebook đã tránh được những vấn đề gây ra sự tranh luận một cách chuyên nghiệp ở độ đáng kinh ngạc khiến Zuckerberg ít có lý do để nói xin lỗi với bất cứ ai về bất cứ điều gì. 

Và sau đó . . .

Tháng 11 năm 2016: "Ý tưởng ‘tin giả’ trên Facebook... gây ảnh hưởng đến bầu cử theo bất kỳ cách nào là một ý tưởng khá điên rồ"

Tại một hội nghị sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Zuckerberg đã bác bỏ những quan ngại về vai trò của Facebook trong việc ảnh hưởng tới kết quả bầu cử: "Cá nhân tôi nghĩ rằng ý tưởng về việc nội dung của các ‘tin giả’ trên Facebook ảnh hưởng đến cuộc bầu cử dù theo bất kỳ hình thức nào đều là một ý tưởng khá điên rồ". 

Mark Zuckerberg bổ sung thêm rằng anh không tin vào giả thuyết nói về việc cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump là những người tiếp nhận thông tin thiếu chọn lọc. 

"Mọi người thông minh và họ hiểu những gì là quan trọng đối với họ", Mark lập luận.

Tháng 2 năm 2017: "Tôi thường đồng tình với những người chỉ trích chúng tôi"

3 tháng sau cuộc bầu cử, Mark Zuckerberg phát hành một bản tuyên ngôn dài 5.000 từ, tuy không "chỉ mặt đặt tên" ông Donald Trump, nhưng đề cập đến việc Facebook bị choáng ngợp bởi nhiệm vụ lập chính sách nội dung ở nhiều phương diện. 

Anh viết: "Chúng tôi đã thấy điều này trong việc phân loại sai các bài diễn văn tiêu cực trong các cuộc tranh luận chính trị ở cả hai hướng - gỡ bỏ nhầm các tài khoản và các nội dung đáng lẽ nên giữ, để lại các tài khoản đăng tải và các nội dung mang tính thù hận đáng lẽ cần phải được loại bỏ". 

Zuckerberg nói thêm: "Điều này đã làm tôi tổn thương bởi vì tôi thường đồng tình với những người chỉ trích chúng tôi rằng chúng tôi đang mắc sai lầm". 

Mark Zuckerberg là thần đồng, là tỷ phú nhưng cũng là con người và không thể tránh được sai lầm với nhiều lần cúi đầu xin lỗi - Ảnh 2.

Tháng 9 năm 2017: "Vấn đề này quá quan trọng để bị coi thường".

Sau khi Tổng thống Trump nói rằng Facebook luôn chủ động liên lạc với ông, Zuckerberg cho hay, việc cả tổng thống và các nhà phê bình của ông đều giận Facebook cho thấy dịch vụ này là một diễn đàn của tự do ngôn luận. 

Anh chỉ ra mặt tích cực Facebook đã làm để tác động đến chiến dịch tranh cử năm 2016, điển hình là nỗ lực thoát khỏi cuộc bỏ phiếu. 

Zuckerberg nói rằng giới truyền thông đã làm sai lệch vai trò của công ty. Tuy nhiên, anh ta lại ủng hộ những bình luận ban đầu về khả năng thông tin sai lệch trên Facebook ảnh hưởng đến kết quả bầu cử: "Gọi việc đó thật điên rồ là một sự coi thường và tôi hối tiếc vì đã nói điều đó. Vấn đề này quá quan trọng để bị coi thường".

Cũng trong tháng 9 năm 2017: "Tôi xin sự tha thứ và tôi sẽ cố gắng để làm tốt hơn"

Vào ngày cuối cùng của Lễ đền tội (ngày lễ đặc biệt của người Do Thái), Zuckerberg đã "đền tội" cho những thất bại của mình trong một bài đăng trên Facebook nhưng cũng đề cập tới những trường hợp không xác định về những người lạm dụng Facebook và dùng nó làm phương tiện chia rẽ. 

"Đối với những người tôi gây ra tổn thương trong năm nay, tôi xin sự tha thứ và tôi sẽ cố gắng trở nên tốt hơn. Sản phẩm của tôi đã được sử dụng để chia rẽ cộng đồng hơn là đưa họ xích lại gần lại với nhau hơn, tôi xin sự tha thứ và tôi sẽ làm việc để làm tốt hơn".

Tháng 10 năm 2017: "Tôi xin lỗi những ai bị xúc phạm bởi điều này"

Sau khi cơn bão Maria tàn phá Puerto Rico, Mark Zuckberg đã phát một video bằng ứng dụng SpacesVR của Facebook trong đó các phiên bản phim hoạt hình của anh ta và một đồng nghiệp xuyên không tới hiện trường để chứng kiến ​​thiệt hại đó. 

Sau khi một số nhà phê bình chỉ trích rằng nỗ lực này thiếu tinh tế và cơ hội, Mark Zuckerberg đã tự lặp lại bình luận của bản thân để nói rằng mục tiêu của anh là cho con người thấy tiềm năng của VR - thực tế ảo, trong việc tăng tính đồng cảm: "Đọc xong một số ý kiến, tôi nhận ra điều này là không rõ ràng, và tôi xin lỗi những ai bị xúc phạm bởi điều này".

Tháng 1 năm 2018: "Facebook có rất nhiều việc phải làm"

Tháng 1 hàng năm, Zuckerberg thông báo một mục tiêu cho năm tới, điển hình có liên quan đến một mục tiêu cá nhân như ăn thịt chỉ từ các con vật mà anh săn bắn, hay đọc một cuốn sách mới mỗi tuần. Tuy nhiên, đối với năm 2018, mục tiêu của anh hoàn toàn về các vấn đề bức xúc trong công việc hàng ngày của mình. 

Mark Zuckerberg đăng tải trên trang cá nhân của bản thân: "Thế giới đang cảm thấy lo lắng và bị chia rẽ, và Facebook có rất nhiều việc phải làm - cho dù đó là bảo vệ cộng đồng khỏi sự lạm dụng và ghét bỏ, bảo vệ chống lại sự can thiệp của quốc gia, hoặc đảm bảo rằng thời gian dành cho Facebook là thời gian có giá trị. Thử thách cho cá nhân tôi trong năm 2018 là tập trung vào việc khắc phục những vấn đề quan trọng này. Chúng tôi sẽ không ngăn chặn tất cả, nhưng hiện tại chúng tôi đang tạo ra quá nhiều lỗi khi thực thi chính sách và ngăn việc sử dụng sai các công cụ của chúng tôi. Nếu chúng tôi thành công trong năm nay thì sẽ kết thúc năm 2018 theo một quỹ đạo tốt hơn".

Nhìn qua những phản ứng quá khứ của Mark Zuckerberg đối với các thảm họa của Facebook, những sai sót và những sự hổ thẹn cho thấy anh ta dần khá hơn trong việc ra vẻ khiêm tốn và tránh được việc bày tỏ với mọi người rằng thực tế nếu họ không thích một cái gì đó là dấu hiệu cho thấy họ không hiểu vấn đề. 

Điều này cũng cho thấy rằng Mark Zuckerberg làm khá tốt trong việc đưa ra những sửa đổi đơn giản để làm dịu bớt mối quan ngại của công chúng. Nhưng cuộc khủng hoảng Cambridge Analytica đã đánh thẳng vào tâm điểm mô hình kinh doanh khai thác dữ liệu của Facebook và việc này liên quan đến các yếu tố không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Zuckerberg, giới hạn giá trị những kinh nghiệm trong quá khứ của anh ta trong việc quản lí và giải quyết thiệt hại. 

Hương Ly

Fast Company

Trở lên trên