Mệt mỏi, đau ê ẩm khắp người dù không làm gì nặng nhọc: Dấu hiệu cơ thể thiếu chất này
Iod cần thiết để sản xuất các hormone tuyến giáp như thyroxine điều khiển quá trình trao đổi chất. Duy trì lượng iod cần thiết cho cơ thể để đảm bảo quá trình sản xuất hormone tuyến giáp thyroxine, nếu thiếu iod, tuyến giáp sẽ sản xuất hormone này ít hơn, điều này dẫn đến tăng cân và giảm sự trao đổi chất.
Iod một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống.
Iod đóng vai trò quan trọng liên quan đến sản xuất hormone kiểm soát cân nặng, quyết định chỉ số IQ của trẻ. Thiếu hụt iod có thể dẫn tới một số hệ quả như phù mặt, tăng cân đột ngột, mệt mỏi mãn tính khó tập trung và rụng tóc.
Iod cần thiết để sản xuất các hormone tuyến giáp như thyroxine điều khiển quá trình trao đổi chất. Duy trì lượng iod cần thiết cho cơ thể để đảm bảo quá trình sản xuất hormone tuyến giáp thyroxine, nếu thiếu iod, tuyến giáp sẽ sản xuất hormone này ít hơn, điều này dẫn đến tăng cân và giảm sự trao đổi chất.
Các chuyên gia khuyến cáo trung bình mỗi người lớn cần 150 microgam (mcg), phụ nữ mang thai và cho con bú cần 200 mcg. Trong thời gian mang thai và cho con bú, cơ thể phụ nữ cần nhiều iod hơn để sản xuất đủ các kích thích tố tuyến giáp, giúp thai nhi phát triển não bộ.
Các nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet phát hiện mối liên quan giữa mức độ iod thai nhi nhận được và chỉ số IQ, khả năng đọc của trẻ ở độ tuổi 8-9.
Dấu hiệu thiếu iod
- Mệt mỏi mãn tính
- Yếu cơ
- Khó tập trung
- Tăng cân không giải thích được
- Phiền muộn
- Phù mặt
- Rụng tóc
- Da khô
- Táo bón
- Nhịp tim chậm
- Phì đại tuyến giáp
Thực phẩm nào chứa iod?
Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa tươi là nguồn cung cấp iod chủ yếu, khoảng 40% lượng iod cơ thể cần. Hàm lượng iod cao của sữa phụ thuộc các khoáng chất thêm vào thức ăn của gia súc, cũng như các chất được sử dụng để thanh trùng thiết bị vắt sữa.
Hàm lượng iod trong sữa thay đổi phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, chế độ ăn và quá trình thanh – khử trùng sữa.
Ngoài ra, các loại thực phẩm như trứng, quả mọng, khoai tây, hải sản, rong – tảo biển cũng là nguồn thực phẩm chứa lượng iod dồi dào.
Cẩn trọng với xu hướng "ăn sạch"
Xu hướng dinh dưỡng như "ăn sạch" ngày càng mở rộng lối suy nghĩ và quan niệm loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Surrey (Anh) tiến hành cảnh báo xu hướng cắt giảm sữa và chuyển sang các thực phẩm thay thế có thể làm tăng nguy cơ thiểu iod, đặc biệt là ở phụ nữ.
Trong nghiên cứu tại Anh này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng iod trong 47 loại thức uống thay thế sữa, bao gồm sữa đậu nành, hạnh nhân, dừa, yến mạch, gạo và cây gai dầu so với sữa bò.
Các nghiên cứu phát hiện ra hầu hết các thức uống thay thế sữa bò không chứa lượng iod đầy đủ cho cơ thể, thậm chí chúng chỉ chứa 2% iod so với sữa bò. Một cốc đồ uống thay thế sữa chỉ cung cấp khoảng 2 mcg iod, một lượng rất nhỏ không đủ đối với nhu cầu cơ thể người. Trong khi, 1 cốc sữa bò tương đương có thể cung cấp đến 100mcg iod cho cơ thể.
Giáo sư Margaret Rayman, một chuyên gia về dinh dưỡng tại Đại học Surrey cho biết, nhiều người không ý thức được tầm quan trọng của khoáng chất này đối với cơ thể và sức khỏe. Đối với những người bị dị ứng sữa hoặc ăn kiêng, hãy chú ý đến việc bổ sung iod bằng các loại thực phẩm khác.
Trí thức trẻ